Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chiến lược chuyển đổi năng lượng tốt nhất của các Big Oil vẫn là một điều bí ẩn

 

Kỷ nguyên của Big Oil sắp kết thúc? Trên toàn thế giới, các nhà lãnh đạo chính sách và ngành dầu khí cuối cùng cũng đang đưa ra cam kết nghiêm túc về việc khử cacbon.

Chẳng hạn như, Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật Cơ sở hạ tầng trị giá 1 nghìn tỷ đô la bao gồm đầu tư lớn và các ưu đãi để tăng cường phát triển và áp dụng năng lượng tái tạo. Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 vào tháng trước, một Liên minh Dầu khí (BOGA) được thành lập từ các nước (Costa Rica, Đan Mạch, Pháp, Greenland, Ireland, Quebec, Thụy Điển và Wales) cam kết loại bỏ hoàn toàn dầu và khí đốt, và 25 quốc gia cùng với 5 tổ chức tài chính cam kết chấm dứt tài trợ cho hầu hết các dự án nhiên liệu hóa thạch vào cuối năm 2022.

Quả thật, hai năm vừa qua đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với ngành năng lượng toàn cầu và nền kinh tế dựa trên cacbon có quy mô lớn. Năm ngoái, sự lây lan của đại dịch đã gây ảnh hưởng tới thị trường dầu mỏ và khiến giá dầu giảm mạnh chưa từng có, dầu thô West Texas Intermediate có lúc đã xuống mức âm vào ngày 20 tháng 4 năm 2021. Mặc dù giá dầu đã phục hồi trở lại kể từ đó, nhưng đại dịch chỉ đóng vai trò xúc tác cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và chuyển hướng cuộc đối thoại toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Khi thị trường năng lượng toàn cầu thay đổi, Big Oil đã bắt đầu theo sau. Các công ty dầu mỏ lớn của châu Âu đã chấp nhận sự thay đổi này một cách xông xáo hơn so với các đối tác của họ ở Hoa Kỳ. Các công ty lớn của châu Âu hiện đang chuyển đổi để trở thành Big Energy, và Royal Dutch Shell, theo nhiều cách, đã dẫn đầu lĩnh vực này.

Shell đã và đang có những động thái lớn nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Công ty gần đây đã đạt được một thỏa thuận mua năng lượng từ trang trại gió ngoài khơi lớn nhất thế giới. Thỏa thuận kéo dài 15 năm liên quan đến 240 megawatt từ Dogger Bank C, một trang trại gió khổng lồ sẽ hoạt động ngoài khơi nước Anh. Mới tuần trước, ông lớn này cũng tuyên bố sẽ cắt giảm một nửa công suất lọc dầu ở Singapore, chuyển hướng tập trung sang các nguyên liệu hóa chất nhằm đáp ứng mục tiêu của Shell là giảm một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030 và đạt được sự trung hòa hoàn toàn carbon vào năm 2050. Vào tháng Hai, công ty đã thông báo tổng sản lượng dầu đã đạt đỉnh vào năm 2019 và lượng khí thải carbon của công ty đã đạt đỉnh thậm chí trước đó là 1,7 gigatt vào năm 2018.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch không bao giờ là đơn giản và các hoạt động của Shell cũng không ngoại lệ. Đối với Shell, việc đạt đến phát thải ròng bằng 0 không nhất thiết có nghĩa là từ bỏ dầu và khí đốt – quả thực, họ cho biết khả năng khử cacbon của công ty phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Ben van Beurden, Giám đốc điều hành của Royal Dutch Shell, nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng, công ty có mục tiêu chi trả cho quá trình chuyển đổi năng lượng bằng thu nhập từ dầu khí. “Tại thời điểm này, dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh kế thừa của chúng tôi,” van Beurden nói trong cuộc phỏng vấn tại nhà máy lọc dầu Pernis gần Rotterdam. Shell cho biết họ có kế hoạch chuyển đổi nhà máy xăng và dầu diesel khổng lồ này thành nhà máy nhiên liệu sinh học và hydro trong vòng mười năm tới. “Nếu chúng tôi phải xây dựng một nhà máy hydro từ một trang trại gió mà chúng tôi xây dựng ở Biển Bắc với giá một tỷ đô la, thì điều đó sẽ không được tài trợ bởi việc kinh doanh hydro - mà nó sẽ được tài trợ từ việc kinh doanh dầu khí.” Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ vấp phải sự phản đối từ cả các cổ đông hoạt động môi trường và thậm chí, có khả năng là các tòa án Hà Lan.

Phương pháp tiếp cận kép của Shell đối với quá trình khử cacbon cho thấy sự phức tạp tột độ của quá trình chuyển đổi năng lượng xanh. Thật là ngây thơ khi nghĩ rằng thế giới có thể từ bỏ nhiên liệu hóa thạch chỉ trong một đêm, và con đường hướng tới năng lượng tái tạo 100% - hoặc bất cứ thứ gì gần như vậy - sẽ đầy rẫy những khó khăn về nguồn cung và những rắc rối nghiêm trọng khác. Nhiên liệu hóa thạch đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng, nhưng trong một chừng mực nào đó, chúng nên được tiếp tục khai thác là một vấn đề còn nhiều tranh luận. Hơn nữa, sự bất đồng ngày càng lớn về chủ nghĩa môi trường, năng lượng và an ninh kinh tế hiện đang đe dọa phá vỡ các công ty dầu khí như Shell. Chỉ có thời gian mới có câu trả lời cho việc tập đoàn dầu khí nào có chiến lược phù hợp trong tương lai.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM