Thỏa thuận OPEC đang trong tình trạng khủng hoảng. Tất cả các khoản tăng giá xuất phát từ thông báo và thực hiện cắt giảm 1,2 triệu thùng ban đầu đã bị quét sạch, và nỗ lực rút dầu tồn kho Mỹ của nhà sản xuất số 1 OPEC, Ả-rập Xê-út đã thất bại, một phần do sự không tuân thủ của nhà sản xuất số 2, Iraq, cùng với việc tăng sản lượng từ Nigeria, Libya, và đá phiến của Mỹ.
KSA đã có một cơ hội rõ ràng để thay đổi một cách quyết liệt định hướng giá dầu hồi tháng trước, khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) họp tại Vienna để bàn về thời gian và phạm vi gia hạn cắt giảm sản lượng. Mặc dù Riyadh đã đồng ý tiếp tục thỏa thuận này dài hơn ba tháng so với các nhà phân tích mong đợi (thỏa thuận mới kết thúc vào tháng 3 năm 2018, đối lập với tháng 12 năm 2017 như nhiều người kỳ vọng), nhưng lãnh đạo khối này đã không chú ý tới các khuyến nghị cắt giảm sâu hơn, mà vẫn giữ sản lượng ở mức 32,5 triệu thùng/ngày.
Thêm vào đó, Nigeria và Libya đã được cho phép sản xuất nhiều nhất có thể trong 9 tháng tới, mặc dù sản lượng của hai quốc gia châu Phi này đang hồi phục mạnh mẽ với hàng trăm nghìn thùng.
Trong tháng 4 và tháng 5, Saudi Arabia đã cắt giảm xuất khẩu mặc dù thực tế thỏa thuận của OPEC không hạn chế khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, con số tháng 6 có thể cho thấy một sự đảo chiều trong xu hướng giảm đó, khi KSA dường như sẵn sàng để vận chuyển thêm dầu.
Gia đình hoàng gia - đặc biệt là người mới thừa kế Mohammed bin Salman - cần giá dầu gần 60 đô la cho đợt IPO của Saudi Aramco vào năm 2018 để tạo ra thu nhập cần thiết. Trong khi, hiện nay giá dầu đang ở khá xa mốc 60 USD.
Một tháng sau khi OPEC không siết được hạn mức sản lượng, khối này vẫn chưa chắc chắn về những cắt giảm sâu hơn. Reuters đưa tin hôm thứ Ba rằng ủy ban giám sát thỏa thuận, cộng thêm Ả-rập Xê-út và Nga, sẽ chính thức thảo luận tiến trình tiếp theo của hiệp ước vào cuối tháng 7. Tức là thêm 2 tháng nữa thị trường giậm chân tại chỗ.
Saudi Arabia đang chờ giá dầu 60 USD?
Việc IPO không tiến triển nhanh như kế hoạch ban đầu. Các nhà hoạch định tài chính của Riyadh đang chuẩn bị cho Aramco và thị trường thế giới về cái được kỳ vọng sẽ là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử. Nhóm này lẽ ra đã phải đưa ra quyết định niêm yết trên sàn chứng khoán nào vào cuối tháng Ramadan, nhưng Eid-ul-Fitr đã qua cách đây vài ngày, và vẫn chưa xác định là sàn nào giành chiến thắng - chỉ đồn đoán rằng Bin Salman là người khác biệt nhất với các nhà hoạch định khi thích London hơn New York.
Và trong khi Saudi có lẽ không cố tình trì hoãn việc niêm yết, nấn ná chờ giá dầu cao hơn, thì giá dầu hiện tại chắc chắn không phải là những gì họ muốn.
Thực tế, không có sàn chứng khoán nào khác ngoài New York hay London có cơ hội ngang nhau để giành quyền niêm yết Aramco. Vương quốc Anh đã trình bày các kế hoạch để lách các quy tắc niêm yết nhằm thích ứng với công ty dầu khí quốc gia về các điều khoản có lợi hơn, nhưng các nhà quản lý quỹ của Anh thấy sự khúm núm rõ ràng trước Ả Rập là lố bịch. New York liên kết Riyadh sẽ tạo thành các quỹ quốc tế lớn, nhưng một vụ kiện đang diễn ra liên tục chống lại Ả Rập Xê út theo Đạo luật chống lại các nhà tài trợ khủng bố của Nhà nước có thể khiến Aramco và bị kiện tụng.
Và chắc chắn Riyadh rất cần tiền. Khoản tiền 100-400 tỷ đô la Mỹ mà họ hy vọng sẽ huy động được từ đợt IPO này, giúp Saudi Arabia bước vào thế kỷ 21 mà không phụ thuộc vào dầu mỏ vào năm 2030.
Với một số người cho rằng mức giá dầu cao nhất dự kiến sẽ đạt vào năm 2030, các cổ đông Aramco sẽ chỉ có 12 năm để thu lợi từ khoản đầu tư của họ trước khi mất hầu hết các giá trị, hoặc thậm chí tất cả các giá trị của nó. Và đó là giả định rằng việc niêm yết của Aramco sẽ được phát hành vào đầu năm tới, như đã hứa. Riyadh vẫn chưa chọn địa điểm, và phần còn lại của kế hoạch vẫn nằm trông bí mật. Ai biết được họ sẽ hoàn tất việc định giá hay xác định chính xác những tài sản nào sẽ được bao gồm trong phiên bản IPO của Aramco?
Một quyết định sai lầm về bất kỳ yếu tố nào kể trên đều cũng có thể khiến các nhà đầu tư và nhà quản lý quỹ phòng hộ quay lưng lại, là những người đã nắm giữ vị thế giá xuống trên thị trường dầu thô kể từ vụ sụp đổ giá năm 2014. Là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Ả-rập Xê-út sẽ làm một sự thay đổi lớn trong nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu mỏ, và làm "bất cứ điều gì " như Ả-rập Xê-út đã cam kết, có lẽ quan trọng hơn - và đau đớn hơn nhiều - mà nó đã tưởng tượng ra.
Nguồn tin: xangdau.net