Sau khi giá dầu WTI gần đây vượt ngưỡng 80 USD/thùng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được hỏi liệu dầu có thể đạt 100 USD hay không. Và ông đã phản hồi rằng, "Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra." Với sự phụ thuộc của Nga vào doanh thu từ xuất khẩu dầu, ông có lẽ đã mỉm cười khi nói điều đó. Giá dầu WTI đã không ở trên 100 đô la kể từ năm 2014, nhưng OPEC là một lý do quan trọng khiến giá dầu ban đầu vọt lên trên 100 đô la và cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu giảm trở lại dưới mốc 100 đô la.
Một lý do chính khiến giá dầu WTI ban đầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào năm 2008 là do OPEC đã miễn cưỡng tăng đáng kể sản lượng trong những năm trước đó. Từ năm 2004 đến năm 2007, OPEC chỉ tăng sản lượng dầu 1,2 triệu thùng/ngày, đảm bảo với các quốc gia khác rằng thị trường được cung cấp đầy đủ.
Trong khi đó, nhu cầu dầu toàn cầu tăng khoảng 3,2 triệu thùng/ngày trong những năm đó. Sản lượng của các nước ngoài OPEC không đổi trong những năm đó, và điều này bắt đầu làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu trong tương lai.
Sự lo sợ về nguồn cung dầu lên đến đỉnh điểm là một yếu tố mà cuối cùng đã góp phần đẩy giá dầu lên gần 150 đô la một thùng vào mùa hè năm 2008. Đơn giản là vì có những lo ngại rằng sẽ không có đủ dầu cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên, một diễn biến khác đang diễn ra song hành mà cuối cùng đã giúp bổ sung nguồn cung mới đáng kể cho thị trường - và buộc OPEC phải đáp trả.
Đó là, sản lượng dầu của Hoa Kỳ đã tăng vào năm 2008 và trong sáu năm tiếp theo đã bổ sung thêm khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày ra thị trường. Đây là một mối đe dọa thị trường mới đối với OPEC đến từ một hướng bất ngờ. Mỹ từng là nước nhập khẩu dầu lớn, dẫn đến bùng nổ dầu đá phiến và đã có sự sụt giảm liên tục về sản lượng dầu kể từ năm 1970.
OPEC ban đầu cố gắng kiểm soát mối đe dọa này bằng cách cắt giảm sản lượng của mình nhằm giữ cho thị trường cân bằng - và giữ giá dầu trên 100 USD. Tuy nhiên, sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng, và cuối cùng, con đập bị vỡ vào năm 2014. Giá dầu rớt xuống dưới 100 USD, và ngay sau đó OPEC đã tham gia vào một cuộc chiến giá để giành lại thị phần. Tổ chức này nhanh chóng tăng cường sản xuất, và điều đó khiến giá dầu lao dốc.
Trong khoảng thời gian từ mùa hè năm 2014 đến tháng 01 năm 2015, giá WTI đã giảm một nửa. Một năm sau, giá xuống dưới 30 đô la, và một số chuyên gia nói rằng chúng ta sẽ không bao giờ thấy dầu trở lại 100 đô la nữa.
Việc dự đoán giá dầu là một trò chơi dại dột, đòi hỏi phải dự đoán các hành động của OPEC. Tổ chức này đã phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại trong cuộc chiến giá, nhưng không làm phá sản được ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ. Sản lượng dầu của Hoa Kỳ giảm trong năm 2016 nhưng đã tiếp tục tăng trưởng vào năm 2017 khi giá dầu phục hồi.
OPEC một lần nữa quay trở lại chiến lược cân bằng thị trường với việc cắt giảm sản lượng, và cho đến khi đại dịch Covid-19 đè bẹp nhu cầu dầu toàn cầu, vốn đang thúc đẩy giá dầu một cách ổn định.
Sau đó, đại dịch đã làm đóng cửa một số hoạt động khai thác mà đến giờ vẫn chưa khôi phục - đặc biệt là ở Mỹ. Giờ đây nhu cầu dầu đã tăng trở lại gần mức trước đại dịch, cung và cầu đã thắt chặt đáng kể - giống như năm 2007. Như tôi đã lưu ý trong bài báo trước, số lượng giàn khoan của Hoa Kỳ đang tăng lên do giá dầu cao hơn, nhưng cần phải mất một thời gian để chuyển thành sản lượng dầu cao hơn.
Trong khi đó, giá dầu tiếp tục leo thang. Nó sẽ lên cao bao nhiêu? Trong vài tháng tới, điều đó sẽ còn phụ thuộc vào những quyết định từ OPEC.
Nguồn tin: xangdau.net