Chính phủ Mỹ đã cấp cho Chevron một khoản gia hạn miễn trừ trừng phạt thêm ba tháng nữa cho phép ông lớn này tiếp tục kinh doanh ở Venezuela, dập tắt những lo ngại rằng họ sẽ phải ra đi để tránh bị phạt.
Reuters đưa tin lệnh miễn trừ mới sẽ hết hạn vào ngày 22 tháng 1, và đây là một chủ đề thảo luận sôi nổi trong chính quyền Trump. Trong số những người đề xướng đáng chú ý nhất cho việc gia hạn là Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo, người đã lập luận rằng một công ty của Mỹ ở Venezuela sẽ đảm bảo sự phục hồi nhanh hơn của ngành dầu mỏ Venezuela sau khi- và nếu- chính phủ Maduro sụp đổ. Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton lại phe đối lập.
Chevron, cùng với PDVSA của Venezuela, nắm quyền điều hành liên doanh Petroboscan, và nắm giữ 39% cổ phần. Giống như các liên doanh khác của PDVSA, Petroboscan đã bị ngừng sản xuất vào đầu năm nay sau khi một loạt sự cố mất điện xảy ra ở Venezuela. Đến nay, công ty sản xuất khoảng 200.000 thùng/ngày, với phần đóng góp của Chevron là 34.000 thùng/ngày.
Công ty này đã yêu cầu Bộ Tài chính cho gia hạn miễn trừ vào đầu năm nay nhưng Bộ không đưa ra bất kỳ dấu hiệu tích cực nào về quyết định chờ xử lý của mình cho đến khi có tin tức về việc gia hạn.
Việc gia hạn miễn trừ cũng là tin tốt đối với PDVSA. Nếu Chevron rời khỏi Venezuela, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất dầu nói chung. Tuy nhiên, điều đó có khả năng dẫn đến việc Venezuela tịch thu bất kỳ tài sản dầu mỏ nào “bị bỏ lại”.
“Gần một nửa số giàn khoan đang được điều hành bởi Yanks, và nếu miễn trừ hết hạn trong hai tháng, thì điều đó thực sự sẽ gây thiệt hại cho Venezuela trừ khi người Nga và người Trung Quốc nhảy vào”, một nhà phân tích từ Caracas Capital Markets nói với Bloomberg hồi tháng 8 khi lo lắng về việc gia hạn miễn trừ lần đầu tiên xuất hiện.
Hiện tại, Venezuela sản xuất khoảng 600.000 thùng dầu thô mỗi ngày, theo Reuters, trong đó phần đóng góp của Chevron lên tới một phần ba.
Nguồn tin: xangdau.net