Thảo thuận nguồn cung trng và ngoài Opec đã có những tác động đáng kể đến sự chênh lệch của các loại dầu thô trên toàn thế giới, theo một báo cáo, cho thấy dầu nhẹ so với dầu vừa hoặc nặng đã tiếp tục thắt chặt trong sáu tháng qua.
Sự thu hẹp lại mức chênh lệch dầu nhẹ-dầu nặng nhẹ có liên quan chặt chẽ với những thay đổi gần đây về phía thượng nguồn, báo cáo Năng lượng Toàn cầu Hàng tuần từ Bank of America (BofA) Merrill Lynch bổ sung thêm.
Thứ nhất, sản xuất dầu thô từ các nước tham gia vào thỏa thuận này đang được cắt giảm, và chúng tôi tin rằng các nhà sản xuất này ưu tiên cắt giảm các loại dầu vừa và nặng, chứ không phải là dầu nhẹ, để tối đa hoá doanh thu trong môi trường giá thấp này.
Thứ hai, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, một trong những loại dầu nhẹ nhất trên trái đất, lại bắt đầu tăng trở lại. Xu hướng này đã trở nên trầm trọng hơn khi sản lượng dầu thô hồi phục gần đây từ Libya và Nigeria, hai quốc gia cũng đang sản xuất các loại dầu ngọt nhẹ.
Hiệp ước cung trong và ngoài Opec cũng đã tái cơ cấu các chương trình xuất khẩu dầu thô từ Saudi. Nhập khẩu của Mỹ từ vương quốc này, thường là dầu vừa nặng đã giảm đáng kể trong 5 tháng qua. Đối với xuất khẩu dầu thô nhẹ, giá dầu nhẹ Arab của Saudi đã khuyến khích kênh châu Á hơn là Mỹ và châu Âu. Thêm vào đó, chúng tôi nhận thấy rằng chênh lệch giữa dầu thô Arab đến châu Á và giá dầu thô có mối tương quan tốt.
"Thú vị hơn, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các tác động của việc thay đổi giá của Saudi lên mức giá WTI hoặc Brent xảy ra hai tháng sau đó. Về phía phâ khúc tinh chế, chúng tôi nhận thấy rằng sự thay đổi của trong chênh lệch Brent-Dubai có sự tương quan âm với lợi nhuận xăng của Mỹ một tuần sau đó," báo cáo cho hay.
"Hiện tại chúng tôi tin rằng chênh lệch nhẹ-nặng đã chạm đáy và dự đoán nó đang mở rộng trở lại. Các chênh lệch có thể mở rộng trong 2 gian đoạn chính,” BofA Merrill Lynch nói.
Thứ nhất, nếu Opec thuyết phục Nigeria và Libya tuân thủ mức trần xuất khẩu vào ngày 24 tháng 7, thì các thùng dầu nhẹ đang tăng lên sẽ được kiềm chế, tạo ra mức chênh lệch dầu nhẹ-nặng mở rộng hơn. Thứ hai, sản lượng của Libya và Nigeria có thể sẽ đạt đến một mức trần tự nhiên trước cuối năm. Kịch bản rủi ro chính là một cuộc khủng hoảng địa chính trị khác ở Libya hoặc Nigeria, buộc phải tuyên bố quyền bất khả kháng cho những gián đoạn sản xuất khổng lồ của sản lượng dầu ngọt nhẹ. Trong bất kỳ trường hợp nào, hiệp ước trong và ngoài Opec sẽ hết hạn vào tháng 3 năm 2018.
"Chúng tôi dự đoán sản lượng của Saudi và Nga, chủ yếu là các loại dầu vừa, sẽ tăng dần trong suốt phần còn lại của năm 2018. Trong khi đó, sản lượng đá phiến của Mỹ sẽ ổn định từ quý 2/2018. Sự chênh lệch nhẹ-năng cho thấy mức nghiêm trọng hơn so với những gì mà thị trường tương lai đang định giá, theo quan điểm của chúng tôi,” báo cáo này kết luận.
Nguồn: xangdau.net