Châu Âu ngừng nhập khẩu dầu mỏ Venezuela để chọn mua dầu của Nga trong khi Moscow và Caracas tăng tình đoàn kết.
Reuters thông tin, các nhà tinh chế dầu của châu Âu đang chuyển dần việc mua hàng của Venezuela để chọn sang nhà cung cấp Nga.
Châu Âu bó tay mua dầu Venezuela.
Việc lựa chọn thay thế này là do Mỹ đang tăng cường các lệnh trừng phạt nhằm thu hẹp xuất khẩu dầu của Venezuela.
Dầu nặng và có độ chua của Venezuela tương tự như dầu của Nga và được các nhà tinh chế châu Âu hài lòng. Dầu thô của Mỹ không phải là một lựa chọn thay thế phù hợp khi chúng là loại dầu ngọt nhẹ và không phù hợp để tinh chế.
Reuters còn trích dẫn các nguồn tin thân cận trong ngành cho biết, việc lựa chọn mua dầu của Nga còn bởi châu Âu không thêm dầu từ các thành viên OPEC bởi họ đang thực hiện các thỏa thuận cắt giảm dầu mỏ với các nước ngoài tổ chức nhằm kích thích tăng giá dầu trên thị trường.
Sự lựa chọn của châu Âu đang khiến giá dầu thô Nga ngày càng đắt đỏ.
Tin tức về việc châu Âu ngừng mua dầu mỏ Venezuela đang cho thấy thế giới đang nghiêng về tình trạng thiếu dầu thô nặng, loại dầu mà Venezuela đang cung cấp cho nhiều nhà nhà máy lọc dầu và các nhà máy sản xuất.
Một trong số các nguồn tin của Reuters cũng khẳng định rằng, giá dầu thô Urals đang ở khu vực tích cực hơn so với dầu Brents và không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ giảm giá bất cứ lúc nào.
Cùng với việc Mỹ trừng phạt Venezuela, OPEC cắt giảm sản lượng, lệnh trừng phạt đối với Iran nhằm đưa sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Tehran về mức 0 càng khiến nguồn cung nguyên liệu cho các nhà nhập khẩu châu Âu hạn chế.
Theo Reuters, các lệnh trừng phạt của Mỹ đã loại bỏ 800.000 triệu thùng dầu thô nặng mỗi ngày khỏi thị trường toàn cầu. Điều này khiến các nhà tinh chế tranh giành các lựa chọn thay thế nguồn cung trên một thị trường hạn chế. Bên cạnh các nhà sản xuất Nga và Trung Đông, còn có Canada và Mexico là nhà sản xuất lớn các loại dầu thô này.
Một điều đáng chú ý hơn cả là khi các thành viên châu Âu không thể mua dầu mỏ Venezuela và đành phải mua từ Nga thì Moscow và Caracas lại có những thỏa thuận mua bán dầu từ lâu.
Loại dầu thô nặng của Venezuela được bán chủ yếu cho các nhà máy lọc dầu của Mỹ nhưng lệnh cấm vận của Washington đã khiến Venezuela lâm vào cảnh không bán được hàng. Kỳ diệu thay, thị trường dầu mỏ thuận lợi cho phép dầu của Nga bán ra với giá cao và thúc đẩy Moscow hỗ trợ, tăng mua dầu của Caracas.
Cho đến đầu tháng 4/2019, việc vận chuyển hàng hóa ra và vào Venezuela rơi vào tình trạng hỗn loạn do Venezuela liên tiếp mất điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, ít nhất một tàu chở dầu đã rời Venezuela đến Ấn Độ, mang theo dầu thô của Venezuela đến một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Nga, Dallen.
Nga đã giúp đỡ Venezuela rất nhiều, bao gồm cả việc mua dầu thô nặng.
Trước khi Washington ra lệnh trừng phạt, Venezuela đã xuất khẩu dầu thô sang Mỹ và nhập khẩu xăng tinh chế từ đó. Giờ đây, các lệnh trừng phạt khiến Venezuela lâm vào tình trạng thiếu xăng. Nhưng ở thời điểm này, Nga đã hỗ trợ cho Venezuela một cách đáng kể.
Ivan Freitas, lãnh đạo ở Tập đoàn Tập đoàn dầu khí quốc doanh khổng lồ của Venezuela (PDVSA) cho biết, Rosneft đã giao ít nhất một lô hàng 300.000 thùng xăng cho Venezuela vào tháng 2/2019. Khoảng 1,6 triệu thùng dự kiến được chuyển trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, thông tin từ ông Freitas chưa được xác nhận từ phía cảng nhập.
Sự hỗ trợ của Nga với Venezuela trong lĩnh vực dầu mỏ - ngành chủ chốt của nền kinh tế Venezuela - đã mang tới lợi ích kinh tế thực sự cho Moscow, đặc biệt là trong bối cảnh Nga đang gây được ấn tượng với châu Âu trong việc cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và ổn định, cũng như giá rẻ cho khu vực đồng minh Mỹ.
Nguồn tin: baodatviet.vn