Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm thứ Năm xác nhận sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, một dấu hiệu cho thấy kỷ nguyên của chính sách nới lỏng và lạm phát thấp sắp sửa kết thúc.
Chủ tịch Christine Lagarde cho biết ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất lên 25 điểm cơ bản vào tháng tới, đánh dấu lần tăng đầu tiên trong khu vực đồng euro kể từ năm 2011.
Ngân hàng trung ương cũng ngụ ý sẽ di tăng lãi suất nhanh hơn nhiều nếu lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục quỹ đạo đi lên hiện nay. “Nếu triển vọng lạm phát trong trung hạn vẫn đeo đẳng hoặc xấu đi, một mức tăng lớn hơn sẽ thích hợp tại cuộc họp tháng 9”, ECB cho biết.
ECB cũng cho biết sẽ ngừng mua trái phiếu vào ngày 1 tháng 7.
Dữ liệu mới nhất cho thấy giá đã tăng 8,1% so với năm ngoái trong khu vực đồng euro, mức tăng nhanh nhất kể từ khi đồng euro được hình thành vào năm 1999.
Các ngân hàng trung ương có xu hướng tăng 25 điểm cơ bản.
Tuy nhiên, truyền thống này đã bị Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ loại đi, tổ chức đã nâng chi phí đi vay lên thêm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp gần đây nhất khi cố gắng kiềm chế chính sách để khống chế tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 40 năm.
Trong một dấu hiệu cho thấy ECB lo ngại như thế nào về tương lai lạm phát, tổ chức này đã tăng dự báo lạm phát một lần nữa và hiện dự kiến sẽ ở mức trung bình 6,8% trong năm nay so với dự báo trước đó là 5,1%.
Chi phí sinh hoạt sẽ ở mức trung bình 3,5 phần trăm vào năm 2023 và 2,1 phần trăm vào năm 2024, đánh dấu bốn năm liên tiếp ECB không đạt mục tiêu hai phần trăm của mình.
Các cơ quan quản lý tiền tệ lớn nhất thế giới đang trong quá trình loại bỏ chính sách cực kỳ kích thích vốn đã đặc trưng cho nền kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và được thúc đẩy trong cuộc khủng hoảng Covid-19 để chống lại mức lạm phát tồi tệ nhất trong một thế hệ.
Lãi suất cao hơn có xu hướng làm hạ nhiệt lạm phát bằng cách hút nhu cầu ra khỏi nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương đã bị cáo buộc gây ra lạm phát thông qua việc bơm tiền vào nền kinh tế quá lâu.
Tuy nhiên, những tổ chức như ECB, Fed và Ngân hàng Anh đang lâm vào tình thế khó xử giữa việc xử lý lạm phát mà không gây ra thiệt hại lâu dài không cần thiết cho nền kinh tế của họ.
Áp lực giá đang được thúc đẩy bởi sự kết hợp của các hạn chế ngăn chặn Covid-19 kéo dài làm cản trở dòng chảy thương mại, cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine và nguồn lao động khan hiếm hơn.
ECB, cùng với Fed và Ngân hàng Anh, đã tích trữ nợ của chính phủ và doanh nghiệp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và cuộc khủng hoảng Covid-19 trong nỗ lực kích thích nhu cầu và đưa lạm phát lên trên mức thấp lịch sử.
ECB vẫn đang đi sau Fed và Ngân hàng Trung ương Anh, cả hai đều đã bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng dự kiến sẽ nâng lãi suất tại cuộc họp thứ năm liên tiếp vào thứ Năm tới, có khả năng tăng lên 1,25%.
Không giống như Ngân hàng và Fed, ECB sẽ không bán trái phiếu trên bảng cân đối kế toán của mình và sẽ tiếp tục tái đầu tư số tiền thu được từ các tài sản này.
Nguồn tin: City AM
© Bản tiếng Việt của xangdau.net