Liên minh châu Âu đã mừng thầm cho sự sụt giảm nhất quán trong tiêu thụ khí đốt và điện trong năm nay trong bối cảnh giá cao kỷ lục, nguồn cung khí đốt của Nga bị cắt giảm và khủng hoảng thanh khoản trên thị trường năng lượng.
Tuy nhiên, nguyên nhân cho sự ăn mừng này là không rõ ràng: các doanh nghiệp không hạn chế việc sử dụng năng lượng và tiếp tục hoạt động kinh doanh như bình thường. Mà họ đang đóng cửa các nhà máy, giảm quy mô hoặc chuyển địa điểm. Châu Âu có thể đang trên con đường phi công nghiệp hóa.
Việc Liên minh châu Âu đang tiến tới một cuộc suy thoái hiện đã khá rõ ràng đối với bất kỳ ai theo dõi các chỉ số. Hoạt động sản xuất mới nhất tại khu vực đồng euro - giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020.
Chỉ số PMI của S&P Global vào tháng 10 cũng báo hiệu một cuộc suy thoái sắp diễn ra, giảm trong tháng và là tháng thứ tư có chỉ số dưới 50 - một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang suy thoái.
Tuy nhiên, một tin tức có lẽ còn tồi tệ hơn, tập đoàn BASF của Đức vào tháng trước cho biết sẽ giảm quy mô vĩnh viễn tại nước này và mở rộng sang Trung Quốc. Thông báo này như một đòn giáng mạnh vào một chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng với các mục tiêu khí hậu mà không kéo dài tuổi thọ của các nhà máy điện hạt nhân.
Giám đốc điều hành của BASF, Martin Brudermueller, cho biết, được tờ FT dẫn lời vào cuối tháng Mười: “Thị trường hóa chất châu Âu đã tăng trưởng yếu trong khoảng một thập kỷ và sự gia tăng đáng kể giá khí đốt tự nhiên và giá điện trong năm nay đang gây áp lực lên chuỗi giá trị hóa chất”.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cuộc khủng hoảng năng lượng không phải là lý do duy nhất khiến BASF có kế hoạch thu hẹp sự hiện diện của mình ở trong nước và phát triển ở nước ngoài. Brudermueller cho biết quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn của EU cũng là một yếu tố đằng sau quyết định này.
Các ngành công nghiệp khác dường như cũng gặp vấn đề với các quy định mới của EU. Cơ quan quản lý ngành công nghiệp thép và nhôm, hai ngành vốn cũng chịu ảnh hưởng đáng kể từ lạm phát chi phí năng lượng, gần đây đã đề xuất EU thực hiện một cách tiếp cận dần dần với Cơ chế điều chỉnh xuyên biên giới (CBAM) mới, còn được gọi là thuế carbon nhập khẩu.
CBAM được hình thành như một cách để tạo sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp công nghiệp châu Âu phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về khí thải khiến chi phí sản xuất đắt hơn so với sản xuất của các nước có tiêu chuẩn khí thải lỏng lẻo hơn.
Tuy nhiên, nó cũng sẽ khiến nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp thép và nhôm ở châu Âu đắt hơn, làm tăng thêm khó khăn mà những ngành công nghiệp này đã và đang cảm thấy vì chúng cũng nằm trong số những ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất.
Theo ước tính của Jefferies, một phần mười công suất sản xuất thép thô của châu Âu đã ngừng hoạt động. Tất cả các lò luyện kẽm đều bị hạn chế sản xuất, và một số đã ngừng hoạt động. Một nửa sản lượng nhôm sơ cấp cũng đã ngừng hoạt động. Và trong lĩnh vực phân bón, 70% các nhà máy đã phải đóng cửa vì thiếu hụt năng lượng.
Các nhà máy hóa chất cũng đang hạn chế hoạt động, các lò luyện gang sắp nguội đi, và ngành sản xuất đồ nhựa và gốm sứ cũng đang thu hẹp.
Một số doanh nghiệp trong số này cuối cùng có thể chọn cách chuyển đến một nơi có nguồn năng lượng rẻ hơn và nhiều nguồn cung hơn, góp phần vào quá trình phi công nghiệp hóa ở châu Âu. Ứng cử viên sáng giá nhất cho việc di dời này, theo một số nhà quan sát, đó là Hoa Kỳ, với trữ lượng khí đốt dồi dào, sản lượng tăng và môi trường đầu tư thân thiện.
Trong khi đó, một điều đã trở nên rõ ràng: tiêu thụ năng lượng giảm trong các lĩnh vực công nghiệp của Châu Âu thực sự không phải là lý do để ăn mừng. Nếu có, thì đó là một nguyên nhân cho sự lo lắng và hành động khẩn cấp từ phía những người ra quyết định.
Giới hạn giá khí đốt mà EU đã thống nhất gần đây có thể giúp ích một chút, nhưng vì nó gắn liền với mức tiêu thụ thấp hơn, nên thực sự đây không phải là một giải pháp cho các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh. Nó là một hệ thống hỗ trợ cuộc sống.
Nguồn tin: xangdau.net