Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Châu Âu cần đường ống Nord Stream 2 hơn là họ muốn thừa nhận

 

Khi việc xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) thứ hai mà sẽ giúp tăng gấp đôi khối lượng vận chuyển khí tự nhiên đến châu Âu - phần lớn là tới Đức – thì Liên minh châu Âu đã ngay lập tức lên tiếng phản đối việc cung cấp thêm khí đốt của Nga.

Dẫn đầu là Ukraine, quốc gia lo ngại bị mất phí vận chuyển mà Nord Stream 2 sẽ lấy đi của họ, và các quốc gia Baltic và Ba Lan, vốn đã quá phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga, sự phản đối này đã dẫn đến các cuộc chiến pháp lý và đe dọa trừng phạt nếu Nga "cố gắng sử dụng đường ống này như một vũ khí chống lại những nước khác”, theo Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Dự án cũng thu hút sự chú ý của gã khổng lồ xuất khẩu khí đốt toàn cầu mới, Hoa Kỳ, mà châu Âu là thị trường sinh lợi nhất nhờ mong muốn đa dạng hóa nguồn cung khí đốt đã được tuyên bố nhiều lần.

Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong Nord Stream 2 và đe dọa cũng sẽ áp lệnh trừng phạt với các đối tác Tây Âu của họ. Đức phản đối điều này, vì lý do Nord Stream 2 đã được tiến hành và hiện đang gần hoàn thành. Chưa hết, châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng khí đốt vào mùa đông này và rất háo hức để xem Nord Stream 2 đi vào hoạt động.

Đầu năm nay, khi Gazprom hoàn thành việc cung cấp khí đốt cho châu Âu theo hợp đồng dài hạn, nó không đủ để lấp đầy kho chứa trống rỗng của châu Âu và chuẩn bị cho mùa đông. Ukraine ngay lập tức nhân cơ hội này để cáo buộc Moscow "tống tiền", nhưng EU, trong một động thái bất thường, không đồng ý.

“Không có dấu hiệu nào về hành vi cụ thể của bất kỳ nhà cung cấp nào của chúng tôi nhằm tăng giá”, một quan chức EC nói với Financial Times vào tháng Bảy. “Tình hình hiện tại là sự phản ánh của động lực thị trường toàn cầu. Tất cả các khu vực EU hiện đều có quyền tiếp cận với nhiều hơn một nguồn khí đốt, do đó ít bị tổn thương hơn trước sự siết chặt nguồn cung đến từ một nhà cung cấp riêng lẻ”, ông nói thêm.

Đó là mối quan hệ yêu-ghét thuộc loại thuần khiết nhất. Châu Âu đã và đang rất muốn đa dạng hóa các nhà cung cấp khí đốt của mình, nhưng sự đa dạng hóa duy nhất mà họ đạt được là thông qua khí tự nhiên hóa lỏng và Đường ống xuyên Adriatic (TAP), mà thời điểm đưa vào hoạt động - năm ngoái - đã chậm hơn nhiều năm so với kế hoạch.

Tuy nhiên, TAP, vận chuyển khí Azeri, chỉ có công suất bằng 1/5 so với đường ống Nord Stream: nó có thể vận chuyển 10 tỷ mét khối hàng năm, bằng 2% lượng tiêu thụ khí đốt của châu Âu. Ngoài ra, phần lớn khí mà TAP đưa vào châu Âu được chuyển đến Ý. Đường ống này có thể được mở rộng, nhưng đây lại là điều trong tương lai.

Trong khi đó, châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt khiến một giám đốc điều hành từ Centrica của Anh, công ty sở hữu thương hiệu British Gas, cảnh báo rằng người Anh đang phải đối mặt với hóa đơn tiền điện cao hơn trong mùa đông này và một số doanh nghiệp có thể buộc phải hạn chế hoạt động, không chỉ ở Anh mà còn ở châu Âu.

“Chúng tôi chưa từng thấy tình trạng giá như thế này bao giờ. Nếu bạn không thể thu hút nguồn cung, giải pháp thay thế duy nhất là cắt giảm nhu cầu để cân bằng thị trường”, Cassim Mangerah nói với tờ FT hồi đầu tháng. “Nếu chúng ta thấy nguồn cung giảm trong mùa đông này, thì cách khác để cân bằng thị trường là thông qua hoạt động kinh tế. Nếu giá thực sự cao thì một số doanh nghiệp phụ thuộc vào khí đốt ở Anh và châu Âu có thể quyết định không sản xuất”.

Trong khi đó, Ukraine vẫn kêu gọi châu Âu dừng Nord Stream 2 bất chấp sự đảm bảo từ đích thân Thủ tướng Merkel rằng bà sẽ không cho phép Gazprom tước bỏ phí vận chuyển của Ukraine hiện nay đối với khí đốt của Nga mà họ vận chuyển qua các đường ống khác đến châu Âu.

Vì vậy, châu Âu phẫn nộ với khí đốt của Nga vì tầm ảnh hưởng mà nó mang lại cho một quốc gia mà EU coi là không thân thiện, đó là nói giảm nói tránh, nhưng đồng thời, khu vực này ngày càng “khát” khí đốt do mùa đông năm ngoái kéo dài đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ của họ. Thật không may, mùa đông năm đó được tiếp nối bởi một mùa hè nhộn nhịp ở châu Á, chứng kiến ​​các tàu chở LNG được chuyển hướng từ châu Âu sang châu Á vì người mua châu Á sẵn sàng trả giá cao hơn. Và đây là bước ngoặt: ngay cả khi các nỗ lực ngăn chặn Nord Stream 2 thất bại, đường ống mới sẽ không dẫn đến sự gia tăng trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu từ Nga.

Lý do rất đơn giản: bất cứ khi nào đường ống bắt đầu, việc giao hàng theo kế hoạch của Gazprom đến châu Âu cho toàn bộ năm 2021 dự kiến ở mức 183 tỷ mét khối. Và dù có hay không có Nord Stream 2, con số này sẽ không thay đổi, Gazprom cho biết vào cuối tháng 8. Người đứng đầu bộ phận tài chính của Gazprom cho biết trong một cuộc họp báo cáo tài chính, đường ống mới có thể vận chuyển thêm 5,6 tỷ mét khối. Nhưng điều này sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn.

Vì vậy, phải chăng Nga đã sử dụng vũ khí khí đốt mà EU và Ukraine lo sợ trong nhiều năm? Theo một số nhà quan sát, đó có thể là kịch bản, theo một bài báo gần đây trên Energy Intelligence. Mặt khác, Gazprom đang tuân thủ các cam kết hợp đồng dài hạn với châu Âu, vì vậy sẽ rất khó để buộc tội công ty cố tình cắt giảm nguồn cung. Không có việc cắt giảm.

Thủ tướng Merkel gần đây đã nói rằng trong 25 năm nữa, châu Âu sẽ không còn cần đến khí đốt của Nga nữa. Điều đó chắc chắn sẽ làm cho lục địa này độc lập về năng lượng hơn rất nhiều và loại bỏ một vấn đề đau đầu đang khiến giới chức ở Brussels thức trắng đêm. Miễn là điều đó xảy ra.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM