Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Châu Á gia tăng nhu cầu với dầu thô xuất khẩu Mỹ

Trong nhiều thập niên, người mua dầu ở Châu Á thích Tapis từ Malaysia, Seria Light từ Brunei, Duri từ Indonesia, và Daqing từ Trung Quốc. Do nguồn cung dầu mỏ khu vực bị sụt giảm làm gia tăng nhu cầu của người mua  châu Á với dầu thô chất lượng cao, họ đang phát triển nhu cầu cho một nguồn cung mới.

"Dầu thô Mỹ ngày càng trở nên phổ biến," Wang Pei, một giám đốc điều hành tại bộ phận kinh doanh của China Petroleum and Chemical Corp., nhà máy tinh chế lớn nhất thế giới, còn được gọi là Sinopec. "Hệ thống tinh chế của chúng tôi thực sự thích dầu thô của Mỹ."

Châu Á, khu vực tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới, đã nhập khẩu khoảng một phần ba nguồn cung dầu thô mà Mỹ bán ra nước ngoài kể từ đầu năm 2017, mặc dù các cảng xuất khẩu dọc theo Vịnh Mexico thuộc Mỹ cách hơn 15.000 dặm bằng đường biển so với các người mua như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, gấp đôi khoảng cách đến châu Âu. Dầu thô Mỹ không chỉ bù đắp cho sản lượng ở Châu Á thấp hơn, mà nó cũng đang thay thế dầu của Tây Phi.

Luồng thương mại mới này là một điểm quan trọng của các cuộc hội đàm tuần này khi những người kinh doanh ngành công nghiệp này đã tập trung cho Hội nghị Dầu khí Châu Á-Thái Bình Dương hàng năm ở Singapore.

Tại hội nghị APPEC của S&P Global Platts, Ryan Krogmeier, phó chủ tịch phụ trách nguồn cung và kinh doanh dầu thô tại Chevron Corp. cho biết: "Chúng tôi có thể sẽ thấy xuất khẩu dầu của Mỹ, chủ yếu ở châu Á, trong một thời gian dài.”

Nếu các dòng chảy thương mại này tiếp tục, như các nhà kinh doanh và các nhà tinh chế giả sử, mối quan hệ giữa giá cả giữa 2 chuẩn giá chính sẽ thay đổi - có thể là tốt. Các nhà kinh doanh dầu mỏ cho biết West Texas Intermediate của Mỹ vẫn suy yếu so với Brent của Châu Âu và dầu thô của Dubai ở Trung Đông, như hiện nay, đang mở ra cơ hội kinh doanh lệch giá cho phép dầu thô của Mỹ  đi đến Châu Á.

Chris Bake, giám đốc cấp cao của Tập đoàn Vitol, hãng buôn dầu tư nhân lớn nhất thế giới cho biết: "Chúng ta có thể thấy một sự nới rộng ra trong chênh lệch giá WTI-Brent so với vài năm qua.”

WTI đã giảm mạnh xuống mức chênh lệch giảm 7 USD/thùng so với Brent hôm thứ Ba, mức lệch lớn nhất trong hơn hai năm và cao hơn đáng kể so với mức lệch 2 USD vào đầu năm 2017. Sự chênh lệch này đã ở mức 6,52 USD hôm thứ Tư. Dòng thương mại mới đã thúc đẩy sự phát triển của các công cụ tài chính dầu mới, bao gồm cả các công cụ phái sinh để giao dịch trực tiếp sự chênh lệch giá giữa WTI và dầu thô Dubai.

Các nhà lọc dầu ở Châu Á đã dần dần mở rộng mạng lưới của họ trong ba thập kỷ qua. Trong những năm thập niên 1990, họ đã mua một lượng lớn dầu thô khai thác trong khu vực của họ; vào những năm thập niên 2000, họ mở rộng sang Trung Đông, và trong thập kỷ qua, biển Bắc và châu Phi đã trở thành nguồn cung cấp chính. Giờ đây, châu Mỹ là biên giới mới, với các nhà máy lọc dầu mua dầu thô không chỉ từ Mỹ mà còn từ Canada, Mexico, Venezuela và Brazil.

Sự quan tâm đến dầu thô của Mỹ gồm ba lí do: thứ nhất, nó phù hợp với hệ thông của các nhà máy lọc dầu Châu Á, ưa thích xử lý dầu chất lượng cao còn được gọi là dầu ngọt nhẹ cho ra sản phẩm xăng dầu hơn như xăng và diesel. Thứ hai, nó rẻ, với WTI giao dịch tại thời điểm có chênh lệch giảm mạnh so với các chuẩn dầu khác. Thứ ba, các lô hàng được mua giao ngay, cho phép các nhà máy lọc dầu linh hoạt để bổ sung cho các nguồn cung Trung Đông truyền thống thường theo các hợp đồng dài hạn.

Janet Kong, giám đốc điều hành phụ trách nguồn cung tích hợp và kinh doanh tại BP Plc Đông Bán cầu nói: "Sản xuất dầu thô nhẹ tại khu vực Châu Á đang giảm. Các nhà máy tinh chế ở Châu Á lần đầu tiên cảm thấy họ có nhiều lựa chọn: họ có khả năng đa dạng hóa các nguồn cung cấp."

Trong khu vực tư nhân, các nhà kinh doanh dầu mỏ và các nhà điều hành tinh chế cho biết chính trị cũng đóng một vai trò lớn trong sự bùng nổ của dòng dầu Mỹ vào châu Á. Từ Tokyo đến Bắc Kinh, các chính phủ châu Á đang cố gắng cân bằng thương mại với Mỹ, và mua dầu thô từ nước này được xem như là một cách để thúc đẩy mối quan hệ với Washington.

Lệnh cấm Xuất khẩu

Theo số liệu chính thức, châu Á đã mua khoảng 316.000 thùng mỗi ngày từ Mỹ từ tháng 1 đến tháng 6. Khoảng một phần ba trong số hơn 900.000 thùng một ngày mà nước này bán ra ở nước ngoài. Trong khi dòng chảy xuất khẩu là một phần của khoảng 40 triệu thùng mỗi ngày mà OPEC bơm, doanh số bán hàng mới này ở một con số dư, đang tạo ra sự khác biệt.

Washington vào cuối năm 2015 đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu hầu như toàn bộ dầu mỏ kéo dài 40 năm, trong quá trình định hình lại bản đồ năng lượng của thế giới với việc dầu thô Mỹ được gửi đến các địa điểm bao gồm Thụy Sĩ, Trung Quốc và Israel. Lệnh cấm xuất khẩu này được đưa ra sau hậu quả của lệnh cấm vận dầu từ năm 1973 đến năm 1974 của các thành viên Ả Rập của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Trước khi lệnh cấm được dỡ bỏ, châu Á chỉ mua một lượng nhỏ từ Mỹ, với hàng nhập khẩu chỉ có 5.000 thùng mỗi ngày vào năm 2014.

Các nhà kinh doanh dầu và các nhà điều hành tinh chế tin rằng xuất khẩu dầu thô của Mỹ sẽ tăng thêm nữa. David Fyfe, chuyên gia phân tích của Gunvor Group, một trong năm hãng buôn tư nhân năm đầu, nói rằng trong vòng 5 năm, dòng chảy thương mại có thể tăng gấp ba lần lên gần 1 triệu thùng mỗi ngày.

"Các nhà máy lọc dầu ở châu Á đang có nhiều hiểu biết hơn và muốn có những lựa chọn khác," Fyfe nói. "Có nhiều nhu cầu hơn đối với dầu thô giao ngay của Mỹ."

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM