Bất chấp Hiệp định Dầu mỏ Vienna tháng 11 năm 2016 giữa OPEC và một số nhà sản xuất không thuộc OPEC và kế tiếp là vào tháng 5 năm 2017, nhưng thị trường dầu thô toàn cầu vẫn còn bị đè nặng với nguồn cung thừa mứa và có lẽ còn cách xa điểm tái cân bằng.
"Tái cân bằng" chủ yếu đề cập đến một cơ chế kinh tế nơi mà giá một loại hàng hóa cân bằng bền vững và ổn định được thực hiện. Trong trường hợp của dầu thô, sự tái cân bằng này đã đạt được trong lịch sử bằng sự can thiệp một cách không tự nhiên vào nguồn cung.
Trong khi các nhà quan sát có thể lưu ý rằng thị trường cần phải tự nó tái cân bằng, thì nhìn vào các nguyên tắc cơ bản cho thấy cách tiếp cận có lẽ là không khả thi hoặc không đầy đủ. Do đó, theo Rex Preston Stoner, chuyên gia tư vấn năng lượng của HUB International có trụ sở tại Mỹ, "hoạt động chung của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC có lẽ vẫn cần thiết trong trung hạn, bằng không trong dài hạn, dầu thô sẽ tránh được một đợt sụp đổ giá nữa. Nhưng liệu hành động chung đó có thể duy trì được hay không là 'câu hỏi triệu đô".
Một số nhà quan sát cho rằng Saudi Arabia đã gây ra một sai lầm nghiêm trọng khi vào năm 2014 nó đã không đóng vai trò truyền thống của “nhà sản xuất chi phối” toàn cầu và từ chối "khóa nguồn cung" khi nhu cầu toàn cầu giảm. Thị phần lúc đó đang bị đe dọa và hành động của Saudi dựa trên tính toán sai lệch thông tin rằng các nhà sản xuất chi phí cao, nhất là các công ty đá phiến của Mỹ, sẽ bị buộc phải rời khỏi thị trường nhường lại thị phần cho các nhà sản xuất OPEC và giá dầu thô thế giới ổn định ở một mức mà có thể duy trì nền kinh tế của Ảrập Xêút cũng như các nước khác trong OPEC.
Với sự gia tăng sản xuất của Mỹ, cùng với từ Libya và Nigeria, và những hoài nghi về tính hiệu quả của giá dầu giảm theo thoả thuận của OPEC đã cho thấy một cách rõ ràng rằng thị trường đòi hỏi sự can thiệp nhiều hơn của OPEC.
Sản lượng đá phiến của Mỹ vẫn tiếp tục tăng, đạt 9,34 triệu thùng trong tháng này, trong khi không có dấu hiệu suy giảm sản xuất ở Nigeria và Libya, hai nước thành viên của OPEC được miễn trừ khỏi thỏa thuận. Libya đã tăng sản lượng lên 1 triệu thùng lần đầu tiên trong 4 năm, trong khi sản lượng dầu của Nigeria, trong đó có condensate, đã tăng lên 2,025 triệu thùng/ngày với các kế hoạch tăng sản lượng hơn nữa. Cuối cùng, các số liệu cho thấy, mặc dù các nhà sản xuất chủ chốt của OPEC vẫn tuân thủ hạn chế sản xuất trong tháng 4 và tháng 5 năm 2017, nhưng tổng lượng xuất khẩu của OPEC thực sự đã tăng thêm hơn 2 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 6 so với năm 2016.
Số giàn khoan hoạt động của Mỹ được theo dõi bởi Baker Hughes được xem là thước đo sức khỏe của ngành dầu khí Mỹ. Tuần trước đó, giàn khoan BHI đã tăng thêm 7 giàn, nâng tổng số các giàn khoan lên 763 - mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2015. Đồng thời, sự sụt giảm lượng dầu tồn kho gần đây ở Mỹ có lẽ sẽ không tiếp diễn sau khi kết thúc mùa lái xe mùa hè.
Cùng với đó, các nhà sản xuất dầu mỏ toàn cầu đang chuẩn bị đưa một số dự án E&P (thăm dò và khai thác) đi vào hoạt động trên quy mô lớn, điều này sẽ đẩy giá dầu thô trên toàn cầu suy yếu. Theo khảo sát chi tiêu cho E & P của Barclays, chi phí E & P toàn cầu sẽ tăng 9% trong năm nay so với năm 2016. Với sản lượng hiện tại và với nhiều dự án đi vào hoạt động, viễn cảnh về tình trạng thừa cung liên tục có lẽ là một điều chắc chắn.
Những sự phát triển thị trường dài hạn khác sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung dài hạn của dầu thô toàn cầu?
Theo Bloomberg New Energy Finance (BNEF), xe điện sẽ thay thế khoảng 8 triệu thùng dầu nhu cầu mỗi ngày vào năm 2040. Trong khi đó Trung Quốc - một trong những nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về năng lượng - được biết là đang chuyển sang năng lượng tái tạo trong đó có năng lượng mặt trời. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, nước này có kế hoạch đầu tư gần 361 tỷ đô la vào năng lượng tái tạo vào năm 2020, thời điểm đó sẽ chiếm khoảng một nửa nhu cầu phát điện. Theo báo cáo tháng 4 năm 2017 của BNEF, phối hợp với UN Environment và Frankfurt School-UNEP Collaborating Centre, "Đầu tư vào năng lượng tái tạo tăng gần gấp đôi so với sản xuất nhiên liệu hóa thạch; Công suất mới tương ứng từ các nguồn năng lượng tái tạo tương đương với 55% trong tổng năng lượng mới, cao nhất từ trước tới nay".
Sự can thiệp của OPEC là cơ chế duy nhất khiến giá dầu không bị sụp đổ hoàn toàn. Với tỷ lệ tuân thủ hơn 90%, những nỗ lực của OPEC để rút rớt 1,8 triệu thùng/ngày từ nguồn cung toàn cầu, mang lại cho thị trường một chút hy vọng về sự phục hồi giá. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực chung từ các nước trong và ngoài nhóm để hạn chế sản lượng, sự tái cân bằng mong muốn của thị trường dầu thô toàn cầu dường như không sắp xảy ra. Đối với các nhà quan sát mà hỏi liệu thị trường có thể đạt được trạng thái cân bằng hay không thì câu trả lời rõ ràng là "không" vì thị trường dầu toàn cầu, nếu để riêng nó ra và dựa trên các nguyên tắc cơ bản thị trường, thì có thể sẽ tạo ra sự bất ổn hơn nữa.
Do đó, các nhà quan sát dày dạn có thể đang trông chờ Ả-rập Xê-út làm nhiều hơn nữa trong việc thúc giục các đồng minh phản hồi trong cuộc họp sắp tới ngày 24 tháng 7. Việc cắt giảm sản lượng sâu hơn, dù đó là một sự đau đớn trong ngắn hạn, nhưng có lẽ là giải pháp lâu dài duy nhất.
Nguồn tin: xangdau.net