Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2018 xuống còn 1 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và 2020. Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu tiếp tục bị chi phối bởi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, với Trung Quốc chiếm một nửa mức tăng và Ấn Độ chiếm một phần tư, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ghi nhận.
Tăng trưởng toàn cầu chậm hơn, ngay cả với thỏa thuận xuống thang chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể có nghĩa là nhu cầu dầu chậm hơn trong năm 2020.
Sự gia tăng hàng tồn kho gần đây ở Mỹ và các nước OECD lớn khác làm dấy lên mối lo ngại rằng sự suy yếu tăng trưởng trong OECD và Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu dầu, IIF lưu ý trong bản cập nhật của báo cáo Thị trường Dầu mỏ.
Các nhà phân tích của IIF tin rằng quyết định ngày 6 tháng 12 của Opec+ về việc cắt giảm sản lượng thêm 0,5 triệu thùng/ngày vẫn chưa đủ để giúp cân bằng thị trường trong năm 2020.
Họ dự đoán tồn kho nhiên liệu lỏng toàn cầu sẽ tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm 2020 sau mức tăng ước tính là 0,2 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Do đó, IIF dự kiến giá trung bình của dầu Brent sẽ giảm xuống còn 60 USD/thùng trong năm 2020, so với mức 64 USD/thùng của năm 2019
Hợp đồng dầu thô tương lai chỉ ra một sự suy giảm giá còn trung bình 62 USD/thùng trong năm 2020, trong khi dự báo đồng thuận của Bloomberg cho thấy giá dầu giảm xuống còn 61 USD/thùng trong năm 2020. Sự gia tăng vừa phải gần đây của giá dầu Brent, chủ yếu là do không chắc chắn giảm dần xung quanh thương mại Mỹ và Trung Quốc và Brexit, có khả năng sẽ vẫn tồn tại trong thời gian ngắn.
Theo IIF, thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục chứng kiến sản lượng dầu thô mạnh mẽ từ Mỹ, Canada và Brazil, có thể dẫn đến tình trạng dư cung trong năm 2020. Đồng thời, nhu cầu dầu tăng có thể vẫn trì trệ do nền kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại.
EIA dự kiến sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình 13,2 triệu thùng/ngày trong năm 2020, tăng 0,9 triệu thùng/ngày so với mức 2019. Tốc độ mà các giàn khoan mới được đưa vào sản xuất tiếp tục chậm lại do đầu tư thấp hơn của các công ty dầu khí lớn.
Rủi ro giảm đối với giá dầu bao gồm một hoặc nhiều yếu tố như nguồn cung Opec tăng đáng kể vượt xa thỏa thuận Opec + hiện tại; sự phục hồi dần dần trong sản xuất dầu thô ở Venezuela; và thúc đẩy tăng trưởng trong sản xuất dầu của Mỹ vượt ra kịch bản cơ sở nhờ vào các cải tiến công nghệ và sự gia tăng tính hiệu quả hơn nữa.
Nguồn: xangdau.net