Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cạnh tranh tìm mua dầu của Mỹ tăng nhiệt khi Mỹ cần nhiều dầu nội địa hơn

Mỹ có vẻ như sẽ cần nhiều dầu nội địa hơn, gây ra một cuộc chiến giá với những người mua đang rất háo hức ở phía bên kia của thế giới.

Các nhà máy lọc dầu châu Á từ Trung Quốc đến Đài Loan và Thái Lan đã đẩy mạnh mua dầu thô Mỹ trong những tháng gần đây bởi vì nó ngày càng rẻ so với nguồn cung từ các khu vực khác trên thế giới. Họ hiện đang chuẩn bị đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn khi nhu cầu tiêu thụ của chính nước Mỹ tăng trở lại, với các nhà máy lọc dầu trong nước khởi động lại sau khi bảo dưỡng mùa xuân, theo hãng tư vấn công nghiệp Energy Aspects Ltd.

“Sẽ có một cuộc chiến khốc liệt giữa nhu cầu nội địa của Mỹ và các thị trường quốc tế”, Virendra Chauhan, một nhà phân tích tại Energy Aspects, có trụ sở tại Singapore cho biết. “Điều đó sẽ xác định khối lượng dầu thô của Mỹ sẽ chảy vào châu Á trong những tháng tới.

Trong khi hơn 1 triệu thùng/ngày công suất lọc dầu ở Mỹ đã ngừng trong tháng 5, chỉ dưới 200.000 thùng/ngày sẽ bị ảnh hưởng trong ba tháng tiếp theo vì các nhà máy bơm nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu trong mùa lái xe cao điểm hè, theo nhà tư vấn này. Khối lượng dầu thô đi vào các nhà máy lọc dầu của Mỹ cũng tăng lên trong những tuần gần đây, dữ liệu được tổng hợp từ Bộ Năng lượng.

Lượng tiêu thụ cao hơn của các nhà máy trong nước sẽ góp phần hạn chế nguồn cung cho xuất khẩu ngay cả khi vấn đề tắc nghẽn đường ống dẫn dầu đang gây trở ngại cho việc vận chuyển tất cả dầu được bơm nội địa đến các bến cảng Bờ Vịnh Mỹ - một vấn đề cơ sở hạ tầng mà Citigroup Inc. và Energy Aspects dự đoán ít nhất là sẽ kéo dài đến giữa năm 2019.

Điều đó có nghĩa là, trong những tháng tới, các công ty như CPC Corp của Đài Loan và Unipec của Trung Quốc không có khả năng nhận được những lợi thế về giá đã thúc đẩy họ mua hàng triệu thùng dầu thô Mỹ gần đây, theo Chauhan.

CPC đã gia nhập với Unipec - đơn vị kinh doanh của nhà tinh chế quốc doanh Sinopec của Trung Quốc - là một trong những người mua dầu thô Mỹ hàng đầu của châu Á vào tháng trước sau khi đã mua 7 triệu thùng dầu WTI Midland để bốc giao tháng 7. Đó là mức tương đương với 225.000 thùng mỗi ngày, hoặc gần một nửa tổng công suất của nhà tinh chế Đài Loan này tại các nhà máy trong nước.

Công ty này được cho là đã mua dầu thô với giá chênh lệch tăng khoảng 1 USD/thùng so với chuẩn Brent của London, bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa từ Mỹ đến Đài Loan, hành trình hơn 13.000 hải lý kéo dài gần hai tháng. Mức giá đó cho dầu mỏ của Mỹ là hấp dẫn so với các loại dầu với mức lưu huỳnh thấp hơn tương tự như Murban của Abu Dhabi và Arab Extra Light từ Saudi Arabia, theo Chauhan.

Trong giá chính thức được công bố gần đây nhất, nhà sản xuất dầu mỏ của Saudi Arabia, được biết đến với cái tên Aramco, thiết đặt mức chênh lệch giá cho Extra Light được bán cho châu Á với mức tăng gần 3 USD/thùng so với cùng kỳ năm ngoái, và Abu Dhabi National Oil Co cũng thiết đặt tương tự cho dầu thô Murban.

Trong khi mức chênh lệch giá rộng giữa West Texas Intermediate và các chuẩn toàn cầu khác tiếp tục hỗ trợ việc bán dầu của Mỹ sang châu Á theo hợp đồng kỳ hạn, dòng chảy thực tế của nguồn cung giao ngay mà tận dụng các cơ hội chênh lệch giá đang đối mặt  rủi ro do các nhà máy lọc dầu Mỹ tham gia thu mua từ thị trường xuất khẩu theo Chauhan. Nó cũng có thể cho thấy một trở ngại có thể có cho một quyết định định nhập khẩu thêm dầu thô Mỹ của Trung Quốc.

"Châu Á đã nhập khẩu một lượng dầu ngày càng tăng từ Mỹ kể từ đầu năm nay, nhưng nguồn cung có thể bắt đầu đảo chiều", Chauhan nói.

Xuất khẩu dầu của Mỹ đã tăng lên kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu 40 năm đã được dỡ bỏ vào cuối năm 2015, với khối lượng đạt kỷ lục 2,57 triệu thùng mỗi ngày vào đầu tháng 5.

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

ĐỌC THÊM