Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cảnh khai thác dầu lạ lùng ở Myanmar

 Trước khi khoan giếng dầu, công nhân phải dựng giá ba chân bằng tre hoặc gỗ rồi gắn ròng rọc lên đỉnh của nó để đưa dụng cụ khoan xuống lòng đất.


Tài nguyên của Myanmar rất dồi dào, song phần lớn chúng vẫn chưa được khai thác.


Các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với chế độ quân sự ở Myanmar trong 50 năm qua cản trở nỗ lực hiện đại hóa ngành khai thác dầu mỏ và khí đốt.


Do các tập đoàn nước ngoài không thể vào Myanmar, các công ty năng lượng trong nước chỉ sử dụng những công cụ thô sơ và sức lao động của hàng vạn công nhân để khai thác dầu, khí đốt.


Để khoan một giếng dầu, công nhân phải dựng giá ba chân bằng tre hoặc gỗ với độ cao từ 12 tới 15 m rồi gắn một ròng rọc lên giá để đưa dụng cụ khoan xuống lòng đất.


Họ phải khoan trong rất nhiều giờ để tiếp cận dầu, rồi đưa dầu lên bằng cái quay tay.


Dù công nhân phải lao động nặng nhọc và hiệu quả của các giàn khoan rất thấp, các công ty năng lượng ở Myanmar vẫn khai thác tới 300 thùng dầu thô mỗi ngày để bán cho các nhà máy lọc dầu địa phương.


Lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động khai thác dầu đang tạo nên cơn sốt “vàng đen”, giống như phong trào đào vàng ở Mỹ cách đây một thế kỷ.


Nơi ở thô sơ của một gia đình công nhân khoan dầu. Khoan dầu là hoạt động rất tốn kém. Tại Myanmar, doanh nghiệp phải mua đất với giá lên tới 10.000 USD/hecta. Họ phải mua giấy phép khoan dầu từ những công ty lọc dầu với mức giá không cố định. Nhưng tiền “bôi trơn” mới là khoản đáng sợ nhất.


Công nhân xếp những can nhựa (để đựng dầu) gần lều. Do chi phí quá lớn, nhiều công ty thường khai thác bằng công cụ thô sơ tới khi họ đủ tiền để mua máy móc.


Điều kiện sống của công nhân rất tệ. Họ dựng lều trên những khu đất lầy lội, nhiều muỗi, ruồi.


Rất nhiều công ty khoan dầu bất hợp pháp (nghĩa là không mua giấy phép). Tình trạng cạnh tranh, giành giật các mỏ dầu khiến bạo lực xảy ra thường xuyên. Cảnh tượng công nhân của hai công ty khai thác dầu giải quyết mâu thuẫn bằng dao không phải là sự kiện hiếm.


Một công nhân nhận thù lao sau khi trao can dầu cho người quản lý.


Người ta tập kết can để xe tải vận chuyển tới các nhà máy lọc dầu. Sau khi chế độ quân sự ở Myanmar tự chuyển đổi thành thể chế dân sự vào năm 2011, chính phủ đã mở cửa để doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư và kinh doanh trên lãnh thổ của họ. Giờ đây nhiều công ty nước ngoài đang muốn khai thác nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào của Myanmar. Nhữn tập đoàn năng lượng khổng lồ từ bên ngoài sẽ “nuốt chửng” những công ty địa phương và rất có thể cảnh khai thác dầu bằng cọc tre và ròng rọc sẽ biến mất trong tương lai gần.

Nguồn tin: zing.vn

ĐỌC THÊM