Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Căng thẳng vùng Vịnh tiếp diễn có thể gây sức ép lên giá dầu một lần nữa

Trong khi thị trường dầu một lần nữa bị tác động trong tuần này do lo ngại về tình trạng dư cung liên tục, thì cuộc khủng hoảng ngoại giao ở Trung Đông vẫn tiếp tục gia tăng, lên đến đỉnh điểm khi các nước Ả rập tẩy chay Qatar bằng cách đưa ra bản yêu sách gồm 13 yêu cầu đối với quốc gia này, mà theo hầu hết các nhà phân tích đều cho là gần như không thể đáp ứng.

Ả-rập Xê-út và một số đồng minh Ả rập khác sau khi cắt đứt mối quan hệ với Qatar gần ba tuần trước đã đưa ra tối hậu thư gồm 13 điểm đối với Qatar, cho nước láng giềng đang bị cô lập này 10 ngày để đáp ứng những yêu cầu đó, bao gồm việc cắt đứt quan hệ với Ảrập Saudi, và đóng cửa mạng lưới truyền hình Al-Jazeera.

AP đã nhận được một bản sao của danh sách 13 yêu cầu bằng tiếng Ả Rập chỉ vài ngày sau khi vua Saudi - Salman sắc phong cho con trai cưng và Phó hoàng tử, Mohammed bin Salman, làm Thái tử, việc trao quyền này cho thấy chính sách đối ngoại hiếu chiến của Ảrập Xêút trong các xung đột khu vực. Thái tử mới cũng dự kiến ​​sẽ áp dụng một đường lối cứng rắn hơn đối với Iran, điều này có thể được xem như là sự trở lại của phí bảo hiểm rủi ro chính trị trong giá dầu.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thị trường chủ yếu tập trung vào sự thừa cung toàn cầu, sản lượng khai thác đá phiến của Mỹ tăng lên, Libya và Nigeria đẩy mạnh sản xuất, và tồn kho khá cao bất chấp nỗ lực của Saudi.

Trong khi đó, ở Trung Đông, Ả-rập Xê-út, UAE, Ai Cập và Bahrain đang soạn thảo một danh sách các yêu cầu cho Qatar, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết hôm thứ Tư rằng "Chúng tôi hy vọng danh sách yêu cầu sẽ sớm được trình bày với Qatar và sẽ hợp lý và có thể thực hiện được. "

Theo các nhà ngoại giao và phân tích được Bloomberg và Reuters tường thuật, những yêu cầu này rất nghiêm khắc và Qatar có thể sẽ từ chối.

Olivier Jakob, nhà chiến lược của hãng tư vấn dầu Petromatrix ở Thụy Sĩ, nói với Reuters rằng: "Các yêu cầu quá khắc khe khiến gần như không thể nhìn thấy một giải pháp cho cuộc xung đột đó”.

Về phần mình, Qatar đã tuyên bố sẽ không đàm phán trong khi các nước láng giềng tẩy chay mình và sẽ không từ bỏ những gì mà họ tin là vấn đề nội bộ của riêng nước này.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM