Căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục làm giảm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết hôm thứ Năm rằng nền kinh tế của nước này đã chậm lại trong hai tháng đầu năm do tốc độ sản xuất công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã giảm xuống 5,3% trong tháng 1 và tháng 2 so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức tăng 5,7% trong tháng 12. Tốc độ tăng trưởng sản lượng tháng 1 và tháng 2 là thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2009, ở mức 5,1%.
Thất nghiệp ở Trung Quốc cũng gia tăng trong hai tháng đầu năm, lên 5,3% trong tháng 1 và tháng 2, so với 4,9% của tháng 12. Đây là mức thất nghiệp cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 kể từ năm 2017. Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cao cấp của Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết “dữ liệu chi tiêu và hoạt động mới nhất cho thấy tình hình kinh tế vẫn còn yếu vào đầu năm 2019.
Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng chung của Trung Quốc đã giảm xuống còn 6,6% vào năm ngoái, tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong 28 năm qua, chủ yếu là do căng thẳng thương mại giữa Washington và Trung Quốc. Để giúp thúc đẩy nền kinh tế, Bắc Kinh đang thử một số biện pháp, bao gồm đưa ra một loạt các biện pháp kích thích tài khóa, trong đó có cắt giảm thuế và quỹ bổ sung cho chi tiêu cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương. Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc có thể sử dụng yêu cầu dự trữ và lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vì ông cam kết các bước chính sách rộng để ngăn chặn sự giảm tốc mạnh hơn khi sự mở rộng kinh tế của nước này chậm lại.
Căng thẳng thương mại kéo dài
Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết một hội nghị thượng đỉnh nhằm ký kết thỏa thuận thương mại giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không xảy ra vào cuối tháng 3 như đã thảo luận trước đây vì cần làm nhiều việc hơn trong các cuộc đàm phán giữa hai nước. Mnuchin, nói chuyện với các phóng viên sau phiên điều trần của Ủy ban Tài chính Thượng viện Hoa Kỳ, cho biết cả hai bên đều “đang làm việc với niềm tin tốt” để cố gắng đạt được một thỏa thuận “nhanh nhất có thể”. Nhưng ông nói thêm rằng, “vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhưng chúng tôi rất thoải mái với vị trí chúng tôi đang ở. Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào về vấn đề tiền tệ so với lần trước”.
Chính vì căng thẳng thương mại và lo lắng về tăng trưởng kinh tế tiếp diễn, điều này vốn đã ảnh hưởng tới châu Á và phần lớn châu Âu, với khả năng Bắc Mỹ sẽ theo sau, khiến giá dầu toàn cầu không có đột phá mới và có xu hướng nhiều tăng hơn đã từng có.
Gần đây, giá dầu toàn cầu dường như bị cuốn vào cuộc chiến giằng co giữa một bên là các yếu tố về phía cung, bao gồm những nỗ lực thành công của OPEC + trong việc thống trị sản xuất dầu theo thỏa thuận của họ đạt được vào năm ngoái với mức cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày. Tình trạng thiếu hụt sản xuất từ cả Iran và Venezuela khi các lệnh trừng phạt của Mỹ ăn sâu vào sản lượng của cả hai quốc gia, và sản lượng dầu Mỹ tăng vọt, gần đây đã bỏ vượt 11,2 triệu thùng/ngày cũng đang đè nặng lên giá cả.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc vẫn chưa ăn vào tăng trưởng nhu cầu dầu và nhập khẩu dầu. Nhu cầu dầu thô ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, trong hai tháng đầu năm 2019 đã tăng 6,1% so với một năm trước đó lên mức kỷ lục 12,68 triệu thùng/ngày, dữ liệu chính thức cho thấy trong tuần này. Tương ứng, giá dầu toàn cầu hôm thứ Sáu đã đạt mức giá cao nhất từ đầu năm đến nay trong bối cảnh cắt giảm của OPEC +, và sự sụt giảm trong sản lượng của Iran và Venezuela đang tạo ra thâm hụt nguồn cung dầu nhẹ trong quý đầu tiên, dữ liệu Refinitiv cho thấy.
Nguồn tin: xangdau.net