Vào đầu tháng 10, Ả Rập Saudi khẳng định sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm và đang đàm phán với Hoa Kỳ, quốc gia đang làm trung gian cho một thỏa thuận bình thường hóa quan hệ thương mại giữa Saudi-Israel.
Nhưng cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm ngày 07 tháng 10 và sự trả đũa sau đó của Israel nhằm vào dải Gaza, một lần nữa, lại làm đảo lộn cục diện địa chính trị ở Trung Đông - khu vực xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, nơi có nút thắt vận chuyển dầu lớn nhất.
Thái tử Ả Rập Saudi, Mohammed bin Salman, là nhân vật chính trong cuộc xung đột mới nhất ở Trung Đông, George Hay của Reuters viết trong một bài bình luận trong tuần này.
Ả Rập Saudi xem xét lại chính sách Trung Đông
Cuộc tấn công của Hamas vào ngày 07 tháng 10 diễn ra đúng lúc một số quốc gia Trung Đông - bao gồm nhà sản xuất dầu lớn, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Israel. Chính quyền Hoa Kỳ cũng được cho là đang nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Saudi-Israel.
Ả Rập Saudi, nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, có thể sẵn sàng tăng sản lượng dầu vào đầu năm tới - hiện ở mức khoảng 9 triệu thùng/ngày - nếu giá dầu tăng quá cao để giành được thiện chí của Quốc hội Mỹ. Tờ Wall Street Journal đưa tin vài ngày trước khi cuộc xung đột mới nổ ra và chôn vùi hy vọng về một mối quan hệ hữu nghị giữa Saudi-Israel sắp xảy ra mà có thể xoa dịu căng thẳng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Hiện tại, thị trường đang tự hỏi liệu có nên định vào giá nguồn cung thậm chí còn thắt chặt hơn nếu Mỹ siết chặt việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran hay không.
Các nhà phân tích cho biết, nguồn cung dầu từ Iran, vốn đã tăng trong những tháng gần đây lên mức cao nhất kể từ năm 2018 do việc thực thi lệnh trừng phạt của Mỹ yếu hơn, có thể bắt đầu giảm trở lại.
Ả Rập Saudi, quốc gia vừa khôi phục quan hệ ngoại giao với Iran, đang đứng về phía chính nghĩa của người Palestine trong cuộc xung đột mới nhất, cùng với các quốc gia Hồi giáo khác trong khu vực, vốn là một trong số những nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Trung Đông và toàn cầu.
Sau vụ tấn công của Hamas, Ả Rập Saudi đã kêu gọi "chấm dứt ngay lập tức sự leo thang giữa hai bên, bảo vệ dân thường và kiềm chế". Nhưng Vương quốc này cũng bóng gió nhắc nhở Israel khi nước này "nhắc lại những cảnh báo lặp đi lặp lại về sự nguy hiểm của tình hình bùng nổ do tiếp tục chiếm đóng, tước đoạt các quyền hợp pháp của người dân Palestine và việc lặp lại các hành động khiêu khích có hệ thống chống lại sự thiêng liêng của người dân Palestine."
Các nguồn thạo tin về suy nghĩ của Vương quốc này nói với Reuters vào tuần trước rằng đang có sự cân nhắc lại về chính sách của Saudi trong khu vực, và kế hoạch của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Saudi với Israel đã bị đình chỉ.
Cũng trong tuần trước, Thái tử Mohammed bin Salman đã nhận được một cuộc điện thoại từ Tổng thống Iran Ebrahim Raisi - cuộc điện đàm đầu tiên dành cho hai nhà lãnh đạo - trong đó Thái tử "nhấn mạnh lập trường kiên định của Vương quốc Saudi trong việc ủng hộ vì Chính nghĩa của người Palestine và hỗ trợ các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu hòa bình toàn diện và công bằng nhằm đảm bảo các quyền hợp pháp của người dân Palestine”, Ả Rập Saudi tuyên bố.
Sau vụ nổ chết người vào một bệnh viện ở Gaza trong tuần này, Ả Rập Saudi đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, trong đó đổ lỗi trực tiếp cho Israel.
Ủy ban Điều hành của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đã lên án "sự xâm lược trắng trợn và chưa từng có của Israel trên lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng và các vụ thảm sát tàn bạo do lực lượng chiếm đóng của Israel gây ra nhằm vào dân thường ở Dải Gaza" và "lên án mạnh mẽ hành động nhắm mục tiêu trắng trợn của lực lượng chiếm đóng tàn bạo của Israel vào Bệnh viện Baptist Al-Ahli ở Dải Gaza."
Ả Rập Saudi có thể không suy nghĩ lại về chính sách sản xuất dầu
Mối quan hệ giữa Mỹ-Saudi đã trở nên căng thẳng dưới thời Tổng thống Joe Biden và việc cắt giảm sản lượng của Saudi và OPEC+ nhằm mục đích "ổn định thị trường" nhưng trên thực tế đã đẩy giá dầu lên cao hơn đã làm khoét sâu thêm sự rạn nứt giữa Saudi và Chính quyền Biden, vốn đang gặp khó khăn để kiềm chế mức giá xăng cao cho người tiêu dùng Mỹ.
Giám đốc điều hành Amin Nasser của tập đoàn Saudi Aramco cho biết vào đầu tuần này rằng công ty dầu mỏ khổng lồ Aramco của Saudi Arabia hiện nắm giữ công suất sản xuất dầu dự phòng là 3 triệu thùng/ngày.
Giám đốc Nasser cho biết thêm, công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới có thể tăng sản lượng “trong vài tuần” nếu cần thiết.
Cho đến nay, cả Saudi Arabia và hiệp ước OPEC+ do Saudi-Nga dẫn đầu đều không ám chỉ đến bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách hiện tại nhằm hạn chế nguồn cung ra thị trường, bất chấp nhu cầu mạnh mẽ và lời kêu gọi hôm thứ Tư từ Iran về lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Israel từ các nhà sản xuất Hồi giáo.
OPEC+ không có kế hoạch thực hiện bất kỳ hành động ngay lập tức hoặc tổ chức một cuộc họp bất thường sau lời kêu gọi cấm vận dầu mỏ của Iran đối với Israel trong cuộc chiến với Hamas ở Gaza, các nguồn tin của OPEC + nói với Reuters hôm thứ Tư.
Trong tình hình hỗn loạn địa chính trị hiện nay ở Trung Đông, giá dầu có thể tăng vọt lên 95 USD một lần nữa và thậm chí lên tới 100 USD một thùng, nhưng Mỹ không nên trông cậy vào Ả Rập Saudi để ngăn chặn sự tăng vọt của giá. Saudi Arabia và Nga cần giá dầu cao để trang trải chi tiêu cho các dự án lớn hàng đầu của Thái tử Mohammed bin Salman và cuộc chiến của Putin ở Ukraine.
Nguồn tin: xangdau.net