Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Căng thẳng giữa các nước Arab với Qatar có thể tạo ra rắc rối

IEA cảnh báo tranh cãi đang diễn ra giữa một số quốc gia Trung Đông và Qatar đang gây ra "những nhức đầu hậu cần"

Sản lượng dầu của OPEC tăng 290.000 thùng/ngày trong tháng 5 lên 32,08 triệu thùng/ngày, bất chấp thỏa thuận sản xuất.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Tư đã cảnh báo rằng tranh chấp đang diễn ra giữa các quốc gia Trung Đông và Qatar đang gây ra "nhức đầu hậu cần".

Trong bản báo cáo về thị trường dầu mỏ mới nhất, IEA lưu ý rằng tranh chấp chính trị vẫn chưa làm gián đoạn nguồn cung nhưng nó đã trở thành một vấn đề trong hoạt động kinh doanh đối với các nhà khai thác dầu mỏ, condensate và LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) của Qatar.

Bảy quốc gia, trong đó có Saudi Arabia và UAE, đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc nước này ủng hộ các nhóm khủng bố, và Qatar đã phủ nhận những cáo buộc.

"Abu Dhabi đã nhanh chóng thực thi lệnh cấm các tàu chở dầu có liên quan đến Qatar ghé vào cảng của UAE, có thể dẫn tới sự tồn đọng các lô hàng và làm tăng chi phí vận chuyển", IEA cho biết trong bản báo cáo.

"Qatar bơm khoảng 600 nghìn thùng dầu thô mỗi ngày và xuất khẩu khoảng 500 nghìn thùng mỗi ngày, hầu như chỉ đến châu Á. Người mua thường đồng thời tải các lô hàng từ các nơi khác ở vùng Vịnh, thường được bán với số lượng 500.000 thùng, lên các tàu chở dầu lớn hơn để giảm chi phí vận chuyển Do các tranh cãi chính trị, dầu thô từ Saudi Arabia, UAE và Bahrain không thể cùng được tải với dầu Qatar, làm hạn chế việc tải dầu đồng thời từ Qatar với dầu thô từ Iran, Iraq, Kuwait và Oman, là những nước không liên quan với tranh chấp này," IEA cho hay.

Sản lượng dầu tăng ngược lại với hiệp ước sản xuất

Sản lượng dầu của OPEC đã tăng trong tháng 5 mặc dù đã có sự gia hạn thỏa thuận giới hạn sản xuất, báo cáo của IEA cho thấy.

Sản lượng dầu của OPEC tăng 290.000 thùng/ngày trong tháng 5 lên 32,08 triệu thùng/ngày, mức cao nhất cho đến thời điểm này năm nay. Điều này là do việc khôi phục sản xuất dầu mỏ từ Libya và Nigeria, 2 thành viên được miễn trừ tham gia hạn chế nguồn cung, theo IEA.

Báo cáo cho biết: "Sản lượng của các thành viên bị ràng buộc bởi hiệp ước sản xuất giảm nhẹ, duy trì mức tuân thủ mạnh mẽ ở mức 96%".

Theo báo cáo của IEA, nguồn cung dầu toàn cầu cũng tăng 585.000 thùng/ngày trong tháng 5 lên 96,69 triệu thùng/ngày. Kết quả là sản lượng tăng 1,25 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng hàng năm cao nhất kể từ tháng 2 năm 2016.

Trong tháng 5, các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đã đồng ý gia hạn hiệp ước cắt giảm sản lượng đến năm 2018. OPEC và 11 thành viên không thuộc OPEC, trong đó có Nga, đã ký kết thỏa thuận này, nhưng những nỗ lực của họ đã không gây ấn tượng với thị trường. Brent đã giảm gần 4% sau quyết định của họ.

Theo IEA, giá dầu thô đã giảm trung bình khoảng từ 1,50-2,50 USD/thùng trong tháng 5, nhưng giảm sâu hơn sau khi các nước OPEC quyết định gia hạn hiệp ước sản xuất,"phản ánh kỳ vọng giảm đi về tốc độ tái cân bằng thị trường toàn cầu," IEA cho biết.

Giá dầu giảm nhẹ vào đầu phiên thứ Tư sau khi báo cáo của OPEC cho biết sản lượng tháng 5 của nhóm tăng đã tăng lên.

Tuy nhiên, IEA đã dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ tăng lên trong năm 2018 mặc dù khiêm tốn.

IEA cho biết nhu cầu trung bình năm 2017 là 97,84 triệu thùng/ngày, tăng lên 99,27 triệu thùng/ngày vào năm 2018 và phá vỡ ngưỡng tâm lý quan trọng 100 triệu thùng/ngày trong quý IV năm 2018.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM