Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể thay đổi thị trường năng lượng toàn cầu?

Sự rạn nứt ngày càng lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ và Trung Quốc - đã khiến các nhà phân tích và quan sát thị trường sử dụng cụm từ ‘Chiến tranh Lạnh’ để mô tả hai siêu cường toàn cầu có thể đi xa đến mức nào trong cuộc đối đầu ngày càng gay gắt của họ. John Kemp, nhà phân tích thị trường của Reuters, lập luận một bức màn sắt mới có thể đồng nghĩa với những nỗ lực tách rời các mối quan hệ kinh tế và thương mại đan xen nhau giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, việc tách rời như vậy sẽ mất nhiều thập kỷ và thậm chí có thể không thực hiện được, khi xét đến các chuỗi cung ứng toàn cầu đan xen, trong đó có thị trường năng lượng. Bất chấp các chính sách cô lập của Chính quyền Trump và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, giao thương năng lượng được toàn cầu hóa và Trung Quốc đóng một vai trò to lớn trong các dòng chảy năng lượng, bao gồm cả việc mua dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.

Trung Quốc là một siêu cường trên thị trường năng lượng và là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng lớn của Bắc Kinh vào nhập khẩu dầu và khí đốt tự nhiên đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách nước này nhấn mạnh các chiến lược để tăng cường an ninh năng lượng bằng cách khuyến khích sản xuất dầu khí và than đá trong nước và tìm kiếm các liên minh ở nước ngoài để đảm bảo nhu cầu năng lượng.

Dù có chiến tranh lạnh 2.0 hay không, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến dòng chảy năng lượng toàn cầu.

Câu chuyện Chiến tranh Lạnh gần đây đã được khắc sâu, đặc biệt là sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói trong một bài phát biểu tuần trước, “nếu bây giờ chúng ta khuất phục, con cháu chúng ta có lẽ phải phó mặc cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, hành động của họ là thử thách quan trọng ngày hôm nay trong thế giới tự do”.

“Vì vậy, chúng ta có thể phải đối mặt với thử thách này một mình. Liên Hợp Quốc, NATO, các nước G7, G20, sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự kết hợp của chúng ta chắc chắn đủ để đối phó thách thức này nếu chúng ta chỉ đạo rõ ràng và can đảm”, Bộ trưởng Pompeo phát biểu.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin đã bình luận về những lời của Bộ trưởng Pompeo, rằng: "Lời nói vô căn cứ, xuyên tạc của ông chứa đầy định kiến ​​về tư tưởng và tư duy Chiến tranh Lạnh, một sự dối trá chính trị liên quan đến Trung Quốc gần đây được dựng lên bởi các chính trị gia cao cấp của Hoa Kỳ. Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ với điều này”.

Sau vụ việc đóng cửa lãnh sự quán của nhau ở Houston và Thành Đô, Trung Quốc, tuần trước cũng gây căng thẳng và đổ thêm dầu vào đồn đoán Chiến tranh Lạnh.

Theo Dan Coats, người từng là giám đốc tình báo quốc gia từ năm 2017 đến năm 2019, mối quan hệ kinh tế và chính trị xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc không thể được coi là sự lặp lại của Chiến tranh Lạnh Liên Xô-Mỹ vì có quá nhiều khác biệt trong quan hệ toàn cầu ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.

Hoa Kỳ phải giải quyết các vấn đề của mình với Trung Quốc, nhưng theo cách nhất quán với tầm nhìn dài hạn - tâm lý Chiến tranh Lạnh sẽ chỉ làm trầm trọng thêm mâu thuẫn, Coats viết.

Do tầm quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu - bao gồm vai trò to lớn của họ đối với giao thương và dòng chảy năng lượng – một sự phân chia mới của thế giới vào phe dân chủ với cộng sản sẽ không giúp thị trường năng lượng toàn cầu.

Chiến tranh Lạnh 2.0 hay không, Trung Quốc và nhu cầu và sự lựa chọn năng lượng của nước này cũng đang định hình thị trường năng lượng và sẽ tiếp tục như vậy trong tương lai gần, Philippe Benoit, Học giả nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu, và Kevin Tu, một Thành viên không thường trú tại Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu, cho biết trong một báo cáo mới của Trung tâm Chính sách năng lượng toàn cầu tại Đại học Columbia.

Trung Quốc là một siêu cường lai, thể hiện những đặc điểm của cả nền kinh tế đang phát triển và phát triển, các tác giả cho biết, lưu ý rằng việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc tăng cũng sẽ tăng tầm ảnh hưởng đối với sự giao thương và các nhà cung cấp năng lượng.

“Điều gì xảy ra với nhu cầu năng lượng của Trung Quốc cũng sẽ tác động đến thế giới năng lượng và toàn cầu nói chung”, Benoit và Tu nhận xét.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM