Cuộc họp giữa các bộ trưởng dầu mỏ các nước trong và ngoài OPEC tại St Petersburg, Nga ngày 24 tháng 7 có đang thay đổi cuộc chơi hay không? Có nhiều hy vọng cho việc cắt giảm sản xuất thêm, mà đã được thực hiện một phần, nhưng nó trông như thế nào?
1) Ả-rập Xê-út đã tuyên bố ý định cắt giảm thêm để hỗ trợ giá dầu. Bộ trưởng Saudi Arabia Khaled al-Falih phát biểu rằng xuất khẩu dầu của Ả Rập Saudi sẽ bị giới hạn ở mức 6,6 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 1 triệu thùng hoặc gần 14% so với năm ngoái. Nghe có vẻ ấn tượng, nhưng lưu ý đó là xuất khẩu chứ không phải sản xuất.
2) Nigeria đã đồng ý tự nguyện hạn chế sản xuất ở mức 1,8 triệu thùng/ngày (nhưng chỉ khi đạt đến mức đó). Nhưng Libya với mục tiêu 1,25 triệu thùng/ngày vẫn còn được miễn trừ.
3) Sự không tuân thủ vẫn là một vấn đề cho các nước trong và ngoài OPEC. Đơn cử như, mức độ tuân thủ của Iraq đã giảm xuống còn 29%, điều này rõ ràng là mối đe dọa đối với thỏa thuận.
Nhưng liệu nó có đủ? Thị trường dường như suy nghĩ như vậy khi WTI đã tăng vọt 2,95 USD kể từ sau cuộc họp. Tuy nhiên, người chiến thắng lớn nhất từ cuộc họp St. Petersburg chắc chắn là các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ. Rystad Energy dự đoán rằng trước cuối năm nay, sản lượng dầu hàng tháng của Mỹ sẽ vượt con số kỷ lục 10 triệu thùng mỗi ngày đã từng được thiết lập hồi tháng 11 năm 1970. Quá tồi tệ cho OPEC, vì nhóm này hầu như không kiểm soát được sản xuất đá phiến của Mỹ. Mặt khác, đối tượng mất mát lớn nhất là kho bạc Ả Rập Saudi khi số cổ phiếu đang nắm giữ của ngân hàng trung ương Saudi gồm tất cả các loại chứng khoán nước ngoài đã giảm tổng cộng khoảng 40 tỷ USD trong 12 tháng đến tháng ba năm nay. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Saudi có còn ở vị trí lãnh đạo khi nói đến giá dầu. Một câu hỏi chắc chắn có thể chỉ được trả lời với một từ "không" vang dội.
Số liệu từ CFTC Hoa Kỳ công bố hôm thứ Sáu ngày 21 tháng 7 xác nhận rõ ràng ai đang đóng vai trò dẫn dắt: thương nhân toàn cầu đang bán đồng đôla Mỹ. Họ đã tăng vị thế mua euro (ở mức cao nhất trong 6 năm), giảm bán Bảng Anh và cũng tăng mua đồng đôla Úc và Canada (vì CAD đã tăng lên 80 cent lần đầu tiên trong vài năm). Thông điệp rất rõ ràng là: các ngân hàng trung ương trên thế giới, chứ không phải Riyadh, đang điều khiển thị trường. Đồng thời, đặt cược giá lên trên thị trường kỳ hạn WTI đã tăng gần 11% thêm hơn 38.000 hợp đồng trong tuần lên tổng cộng 396,5 nghìn hợp đồng, mức cao chưa từng thấy kể từ mùa xuân năm ngoái.
Như chúng ta đều biết, đồng USD suy yếu hơn có nghĩa là giá hàng hóa cao hơn dù logic này có thể bị tranh cãi. Nhưng nếu đó là cách các thuật toán đọc nó, thì nguyên tắc lỗi thời này ắt hẳn là đúng. Xem xét chỉ số đô la Mỹ (DXY), hiện đã giảm hơn 8% kể từ đầu năm trong thời gian khi Fed nâng lãi suất không phải một lần, mà là hai lần. Đối với đồng đô la, các vị thế ngắn chắc chắn cũng sẽ tiếp tục gia tăng chủ yếu là do tình trạng tắc nghẽn chính trị ở Mỹ. Thêm vào đó, việc tăng lãi suất của Fed ngày càng trở nên ít khả năng hơn do các nguyên tắc cơ bản kinh tế suy yếu hơn dự báo, trong đó có tăng trưởng GDP và lạm phát.
Về cơ bản, thế giới vẫn được cung cấp nhiều dầu thô với mức tồn kho cao trong lịch sử mặc dù có sự sụt giảm ấn tượng ở Mỹ gần đây. Nhưng xét cho cùng, đây là thời điểm của năm trước mùa bảo dưỡng bán thường niên mà dự báo tồn kho có thể sụt giảm mạnh. Về phương diện kỹ thuật, chúng ta vẫn đang nghiêng về đà đi xuống và nhìn thấy việc mua quá nhiều; nghĩa là sự đảo ngược có thể xảy ra nhiều hơn là tăng lên đáng kể.
Doha, Vienna, St. Petersburg: chu kỳ của sự kỳ vọng và thất vọng tự lặp lại chính nó. Nếu bạn đang tìm kiếm lý do cơ bản cho giá dầu, thì đó là đồng đô la yếu, chứ không phải sức mạnh hàng hóa.
Nguồn tin: xangdau.net