Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực dầu mỏ sẽ gia tăng

Sáp nhập và mua lại trong ngành dầu khí đang gia tăng, và xu hướng này sẽ mạnh hơn trong 12 tháng tới, báo cáo mới nhất về các vụ sáp nhập và mua lại trong ngành dầu mỏ và khí đốt từ hãng tư vấn quản lý toàn cầu A.T. Kearney cho thấy, khi giá giảm bất ổn và các khu vực đầu tư mới thu hút sự chú ý của ngành.

Hơn 66 phần trăm các giám đốc điều hành của A.T. Kearney được khảo sát cho biết họ dự báo sẽ có ít nhất hơn 10 phần trăm các vụ M& A trong 12 tháng tới như là một sự chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, một sự thay đổi trong những kỳ vọng về nhu cầu dầu và khí đốt, và số hóa tất cả các công ty dầu lửa để thay đổi chương trình nghị sự dài hàng thập kỷ của họ. Khoảng 12% dự báo ​​ các vụ sáp nhập và mua lại trong ngành sẽ tăng hơn 20%.

Như dự báo, những người mua lại sẽ là các đại gia giàu mỏ hay còn gọi Big Oil, công ty dịch vụ dầu mỏ và các hãng cổ phần tư nhân. Theo các chuyên gia tư vấn quản lý, vốn cổ phần tư nhân sẽ là người dẫn đầu nhờ nguồn vốn dồi dào.

Big Oil và các nhà cung cấp dịch vụ dầu và mỏ đang trở lại chế độ tăng trưởng nhờ giá cả ổn định hơn và rất nhiều doanh nghiệp độc lập nhỏ lẻ có lẽ cần phải bán tài sản để thanh toán nợ. Đối với Big Oil, việc mua lại cũng là một phần trong những nỗ lực nhằm tái bổ sung kho dự trữ của họ, vốn phải chịu cảnh sa sút trong đầu tư suốt hai năm qua và sự sụt giảm như là hệ quả trong việc bổ sung nguồn dự trữ mới.

Trên thực tế, cuộc khảo sát cho thấy việc bổ sung kho dự trữ là động lực hàng đầu cho hoạt động M & A tăng lên về phía bên mua. Các động lực khác bao gồm đảm bảo các năng lực mới, chẳng hạn như kỹ thuật số, xây dựng một danh mục năng lượng tái tạo. Về lâu dài hơn, các nhà phân tích của A.T. Kearney lưu ý, dấu ấn năng lượng thay thế ngày càng lớn các có thể trở thành một yếu tố cơ bản cho việc sáp nhập và mua lại trong ngành.

Đối với những người muốn bán, mục đích hàng đầu là có được vốn cho các dự án mới, tiếp theo là cải thiện bảng cân đối kế toán và thúc đẩy quy mô sản xuất. Điều này cho thấy rằng thời kỳ của sự tuyệt vọng khi bán tài sản như là một giải pháp để tồn tại giờ đây không còn nữa đối với các công ty trong lĩnh vực dầu khí, và một lần nữa họ lại muốn mở rộng, củng cố thêm cho một ngành mà vốn đã chứng kiến sự phân tách lớn với cuộc cách mạng đá phiến, chủ yếu ở Mỹ.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM