Giá dầu có khả năng tăng mạnh và không thể tiên đoán được khi các thị trường dầu mỏ toàn cầu rơi vào một "thập kỷ rối loạn" trong những năm của thập niên 2020. Theo các chuyên gia tham dự hội thảo được tổ chức bởi Securing America’s Future Energy (SAFE), sự kết hợp của việc thiếu đầu tư vào các dự án dầu mỏ truyền thống và nguy cơ địa chính trị gia tăng, cùng với nhu cầu ngày càng tăng ở các thị trường mới nổi sẽ tạo ra sự thiếu hụt năng lực sản xuất dầu trừ khi các quyết định đầu tư cuối cùng của nhiều dự án dầu quy mô lớn được sớm thực hiện.
"Thực tế là toàn bộ nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào dầu là một thách thức đang tồn tại bởi vì giá dầu rất dễ bị biến động," Leslie Hayward, Phó Chủ tịch Nội dung và Chiến lược Truyền thông của SAFE, nói trong phiên phát biểu khai mạc.
Môi trường giá dầu yếu trong vài năm qua đang làm nản lòng các công ty dầu mỏ trong việc trì hoãn các khoản đầu tư cần thiết cho khả năng sản xuất trong tương lai.
Ông Adam Sieminski, cựu giám đốc Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), và hiện giờ là Chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế về Năng lượng và Địa chính trị James R. Schlesinger (CSIS), cho biết: "Việc thiếu đầu tư vào dầu thô truyền thồng có thể dẫn đến khoảng cách cung cấp khi chúng ta tiến tới những năm thập niên 2020.Về địa chính trị, ở Venezuela hay nơi nào đó khác, có thể đang bị tàn phá. Thập kỷ rối loạn là một cách ngắn để nói rằng chúng ta đã trải qua những chu kỳ này trước đây, và có lẽ chúng ta sẽ không thấy giá ở mức thấp mãi mãi."
Jonathan Chanis, Phó Chủ tịch Chính sách của SAFE, nhấn mạnh những thách thức mà ngành công nghiệp đã phải đối mặt trong nhiều thập kỷ qua trong việc cố gắng điều chỉnh giảm nhẹ chu kỳ đầu tư. Nó đã phải đối mặt với thời kỳ dư thừa cung theo sau là thời kỳ thiếu đầu tư và sau đó là sự thiếu hụt. Ông lập luận rằng nếu một số lượng lớn các dự án khổng lồ, như ở các khu vực ngoài khơi của Brazil và Nauy, và ở Vịnh Mexico của Mỹ, không được phê duyệt trong vòng 12-24 tháng tới, giá dầu sẽ tiếp tục tăng lên 100 USD/thùng . Thế giới cần khoảng 5 triệu thùng mỗi ngày trong nguồn cung mới mỗi năm để bù đắp cho sự suy giảm tự nhiên của các khu mỏ khai thác hiện tại và "duy trì trong cùng một chỗ." Ông nói thêm rằng cần phải tăng trưởng sản xuất nhiều hơn nữa để theo kịp với nhu cầu tăng. Chanis ước tính rằng sẽ có 40 triệu thùng/ngày trong sản lượng sẽ là cần thiết trong 6-8 năm tới để bù đắp sự suy giảm tự nhiên này và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. "Khi nói đến sự gia tăng sản xuất mạnh mẽ, đường cong nguồn cung cơ bản là phản ứng chậm chạp," Chanis nói. "Bạn đã đến một điểm mà giá có thể tăng lên cao hơn, và bạn không có được nguồn cung nhiều hơn nữa. Đường cong này thật tế là đi thẳng đứng."
Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về thị trường dầu hiện nay là sự tăng trưởng của dầu đá phiến ở Mỹ sẽ tiếp tục làm giảm tính bất ổn và giữ giá thấp. Tuy nhiên, Sieminski và Chanis đã cảnh báo về quan điểm này. Chanis cho biết: "Permian sẽ không đủ để đáp ứng khoảng cách cung cấp dầu toàn cầu sắp tới, ngay cả khi chấp nhận những triển vọng lạc quan nhất đối với đá phiến của Mỹ. Đá phiến trong suốt thập kỷ này đã hạn chế sức mạnh của OPEC bằng cách đưa nguồn cung mới vào thị trường trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhóm nhà sản xuất đã phản hồi bằng cách tăng cường hợp tác với một số nước không thuộc OPEC. Theo ông Chanis, khả năng đưa Nga vào thỏa thuận sản xuất của OPEC là một "sự kết hợp hoàn hảo", theo Chanis, dẫn tới "sự hợp tác chưa từng có." Ông nói thêm: "Đây là một thỏa thuận thông đồng của một nhóm các nhà sản xuất để kiềm chế nguồn cung và giữ giá cao hơn hơn bình thường."
Thiếu dữ liệu
Cả hai chuyên gia này đã nêu bật những vấn đề về dữ liệu đáng tin cậy và minh bạch trên thị trường dầu mỏ, và điều đó làm tăng thêm sự không chắc chắn cho ngành công nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng. Dữ liệu thu thập được trong OECD đang ngày càng đáng tin cậy, nhưng sự bùng nổ trong tăng trưởng nhu cầu đang xảy ra ở những nước có dữ liệu không đáng tin cậy và kịp thời, Sieminski chỉ ra. Ông nói: "Có thể chúng ta sẽ phải đầu tư và làm việc với các nước khác để nâng cao chất lượng dữ liệu để chứng năng thị trường hoạt động tốt hơn.”
Một số người tham gia thị trường hưởng lợi từ sự thiếu minh bạch, bao gồm cả các nhà sản xuất OPEC. "Thị trường theo một cách không muốn minh bạch. Bạn không kiếm tiền trong các thị trường minh bạch, "Chanis nói. "Bạn kiếm tiền khi thị trường không rõ ràng."
Nó không chỉ là dữ liệu về cung, nhu cầu và giá cả hiện tại đang thiếu. Cũng có những câu hỏi về trữ lượng đã được chứng minh trong các nhà sản xuất dầu lớn. "Con số dự trữ thật sự của các nước OPEC là gì?"Chanis nói.
Do những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu chất lượng cao, thị trường dầu mỏ sẽ phải đối mặt với những khoảng trống trong thông tin. Vấn đề đang diễn ra này chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định đầu tư.
Nguồn: xangdau.net