Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các thành viên OPEC theo đuổi kế hoạch của riêng từng nước khi dư cung kéo dài


Trong bối cảnh các báo cáo về tình trạng gia tăng hàng tồn kho, nguồn cung của các nước ngoài OPEC trong tương lai càng tăng nhiều hơn và giá dao động ở mức 40 USD, thì ngày càng trở nên rõ ràng rằng thỏa thuận mở rộng cắt giảm sản xuất của OPEC từ tháng 11 đã không đạt được hiệu quả mong muốn.

Bây giờ, các nước OPEC đang có những cách tiếp cận mang tính tư lợi khác nhau trước vấn đề này, làm đặt ra nhiều thắc mắc mới: liệu nhóm sẽ có hành động mới để ngăn giá đang rơi, và nếu như vậy, thì nhóm sẽ làm gì và khi nào?


Đầu tiên, một tin vui nhỏ đã đến với thị trường trong tuần này khi EIA báo cáo lượng hàng tồn kho giảm 1,7 triệu thùng. Với 511,5 triệu thùng, tồn kho của Hoa Kỳ vẫn còn trên một nửa của mức trung bình cho thời điểm này trong năm.

Dù dao thì báo cáo vẫn là một sự thay đổi đáng hoan nghênh so với lượng hàng tồn kho tăng 3,3 triệu thùng trong tuần trước, cũng như ước tính của API rằng lượng dầu tồn kho sẽ tăng 2,75 triệu thùng trong tuần này trước khi có báo cáo của EIA.

Mặc dù tia hy vọng yếu ớt, nhưng tín hiệu ngày càng rõ nét rằng tồn kho đang giảm ở Mỹ sẽ không bù nổi cho sản xuất trong nước gia tăng hay sản lượng tăng bởi các quốc gia không phải là thành viên OPEC. Theo dữ liệu của IEA hôm thứ Ba, sản lượng của các nước không thuộc OPEC sẽ đáp ứng nhu cầu toàn cầu, vượt quá mức thâm hụt do OPEC cắt giảm mạnh vào năm 2018. Brazil và Canada sẽ tăng thêm sản lượng, trong khi tăng trưởng cung từ các nước không phải OPEC sẽ vượt tăng trưởng nhu cầu lần đầu tiên kể từ đó.

Trong khi đó, EIA đã báo cáo rằng sản lượng đá phiến ở Mỹ sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 7, với 5,475 triệu thùng/ngày và bổ sung thêm giàn khoan để đưa tổng số giàn khoan lên 719, tiếp tục chuỗi tăng kéo dài 22 tuần.

Các tin tức trên đã đẩy giá trị đồng đô la sụt giảm mạnh cùng với giá dầu, Bloomberg báo cáo chỉ số đồng đô la sụt giảm 0.5 phần trăm trong trong khi WTI rớt xuống dưới 45 đô la và Brent dưới 47 đô la.


Đang tìm kiếm một người nào đó để đổ lỗi cho giá trì trệ, một số nhà phân tích đã chỉ ra con số này và nó gây thất vọng, làm áp đảo cả thông báo cắt giảm sản lượng hồi tháng Năm. Quyết định mở rộng các biện pháp cắt giảm giả định rằng các kho dự trữ sẽ sớm giảm và đẩy giá, nhưng sự dư thừa vẫn tiếp tục kéo dài. Bloomberg đưa tin rằng khi OPEC họp, tổng sản lượng của nhóm đã leo thang với tốc độ nhanh, do những cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya và Nigeria cuối cùng đã hạ nhiệt và sản lượng đã quay trở lại.


Các phát ngôn viên của OPEC đã chỉ ra rằng họ dự báo tồn kho giảm vì các quốc gia thành viên tuân thủ hạn ngạch. Tuy nhiên, nhóm này đã hạ kỳ vọng cho Nga, nước đã hợp tác với Ả-rập Xê-út về sản xuất, xuống khoảng 200.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 2/3 so với ước tính ban đầu.


Sự tuân thủ của Nga với đợt cắt giảm đầu tiên là chậm và không chắc Moscow sẽ tuân thủ mạnh mẽ trong lần này, nhất là nếu như những cắt giảm này có vẻ không đủ để thay đổi tình hình thị trường. Các tin tức của Nga cho biết các công ty đã cắt giảm thành công 300.000 thùng/ngày, mức sâu hơn so với thỏa thuận của OPEC.


Sau đó, có những thành viên của chính OPEC, những người đang theo đuổi kế hoạch riêng của họ. Ả rập Xê út, phản ứng trước việc sản xuất đá phiến tăng, đã quyết định cắt giảm xuất khẩu sang Mỹ. Nhập khẩu dầu thô của Ả rập Xê Út đã tăng lên trong nửa đầu năm 2017. Tuy nhiên, ngay sau khi Riyadh đưa ra quyết định này thì Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, thông báo sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung từ Saudi.


Một báo cáo của IEA chỉ ra rằng Iraq, cùng với các thành viên khác của OPEC, đang kém sốt sắng hơn trong việc cắt giảm sản xuất dầu và tuân thủ thỏa thuận của nhóm. Quả thực, Baghdad có lẽ chỉ đạt được tỷ lệ tuân thủ 55%, theo số liệu của IEA.


Điều này không có gì gây bất ngờ, vì việc tuân thủ bị ép buộc của Iraq với thỏa thuận OPEC vào năm ngoái đã chứng tỏ sự khó nhọc. Với một cuộc trưng cầu độc lập ở khu vực người Kurd thuộc Iraq hồi tháng 9, cùng với khả năng mất quyền tiếp cận tới các mỏ dầu có giá trị ở phía bắc, chính phủ Iraq có thể đang đẩy mạnh các lợi thế của mình, tăng sản lượng thay vì tuân thủ các yêu cầu của OPEC.


Một số nhà phân tích nói với Bloomberg rằng những cắt giảm sâu hơn của OPEC dưới mức hiện tại có thể sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ hơn đối với giá dầu. Nhưng điều đó sẽ đòi hỏi sự hy sinh lớn hơn từ các thành viên trong nhóm cũng như sự hợp tác của các quốc gia không thuộc OPEC. Với nhiều khả năng tình trạng thừa cung lâu hơn và nhiều hơn, thì có vẻ như khả năng lãnh đạo của OPEC khó có thể giành được sự ủng hộ từ các thành viên muốn đạt được những gì họ có thể trong một thị trường không chắc chắn.


Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM