Các nhà quản lý tiền tệ tiếp tục chốt lời từ các hợp đồng tương lai và quyền chọn dầu sau khi giá dầu thô đạt mức cao nhất trong nhiều năm vào đầu tháng Bảy. Các quỹ đầu cơ và các nhà quản lý danh mục đầu tư khác là những người mua ròng các hợp đồng dầu khí được giao dịch nhiều nhất trong tuần báo cáo gần nhất, nhưng hầu hết các giao dịch là mua lại để đóng các vị thế bán nhằm chốt lời.
Theo ước tính của nhà phân tích thị trường John Kemp thuộc hãng tin Reuters, dựa trên dữ liệu từ các sàn giao dịch, nhìn chung các nhà quản lý tiền tệ đã mua tương đương 24 triệu thùng dầu trong tuần tính đến ngày 13/7.
Mặc dù tuần báo cáo gần đây nhất cho thấy việc mua ròng các hợp đồng dầu khí, 2/3 lượng mua tập trung vào việc mua lại các vị thế bán mở trước đó và chỉ 1/3 là mở các vị thế mua mới, theo tính toán của Kemp.
Do đó, các nhà quản lý tiền tệ tiếp tục chốt lời cho hợp đồng xăng dầu, sau khi giá dầu đạt mức cao nhất trong nhiều năm, với dầu thô WTI ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2014, ngay sau khi OPEC+ không thống nhất được chính sách nguồn cung dầu tương lai tại cuộc họp ngày 5 tháng 7.
Giá dầu đã quay đầu giảm từ những mức cao đó vào đầu ngày hôm sau, cũng bởi vì các quỹ đầu cơ bắt đầu chốt lời khi sự điều chỉnh trên thị trường bắt đầu có vẻ quá lạc quan.
Đồng thời, những người tham gia thị trường tiếp tục tin rằng OPEC + cuối cùng sẽ đạt được một số thỏa hiệp (như đã diễn ra vào Chủ nhật vừa qua) và bổ sung thêm nguồn cung, trong khi lo ngại về biến thể Delta của COVID gia tăng ở nhiều quốc gia cũng làm mất đi một số tâm lý lạc quan.
Hoạt động chốt lời, bắt đầu từ tuần tính đến ngày 6 tháng 7, tiếp tục trong tuần sau đó đến ngày 13 tháng 7, trong bối cảnh thị trường biến động và giá cả nói chung giảm trong khi OPEC + đang hoàn thiện nghệ thuật “xây dựng sự đồng thuận”, như Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, mô tả cuộc đàm phán kéo dài hai tuần.
Thị trường đã chín muồi để chốt lời sau khi giá dầu tăng quá cao, với chuẩn dầu của Mỹ chạm 75 USD/thùng trước cuộc họp OPEC+ đầu tiên vào ngày 1 tháng 7. Quá nhiều trader và nhà đầu cơ đã kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ và một cách tiếp cận thận trọng của OPEC + với việc giải phóng thêm nguồn cung. Khi giao dịch mua trở nên quá đông đúc, một số nhà quản lý tiền tệ đã chọn bán bớt một phần các vị thế mua hiện có của họ và / hoặc đóng các vị thế bán mở trước đó.
Giá dầu trượt dốc trong những ngày gần đây, ở một mức độ nào đó, là do hoạt động chốt lời của các quỹ đầu cơ, cũng như việc OPEC+ hiện chắc chắn sẽ bổ sung thêm nguồn cung dầu vào thời điểm nhiều lo ngại về biến thể Delta đang khiến thị trường lo lắng về xu hướng phục hồi nhu cầu dầu.
Hôm thứ Hai, một ngày sau khi OPEC + công bố một thỏa thuận về nguồn cung dầu và hiệp ước dầu cho đến cuối năm 2022, giá dầu đã bốc hơi 8%, mức lao dốc lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 9 năm 2020. Brent trượt xuống dưới mốc 70 USD/thùng trong khi WTI lao dốc chạm tới mức 66 USD/thùng.
Việc đóng vị thế mua và short-covering (mua bù hoãn bán) đã góp phần khiến giá dầu lao dốc, bên cạnh triển vọng nguồn cung nhiều hơn mỗi tháng trong khi biến thể Delta làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu trên toàn cầu.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng trong thời gian mùa hè im ắng trên thị trường, trong bối cảnh thanh khoản thấp hơn mức bình thường, sự biến động chắc chắn sẽ cao hơn, với một tin tức có chiều hướng tăng hoặc giảm ảnh hưởng đến một loại tài sản nhiều hơn mức có thể xảy ra nếu không phải là kỳ nghỉ.
Tuy nhiên, giới phân tích coi thỏa thuận OPEC + là mang tính xây dựng cho thị trường, vì nó trấn an những người tham gia rằng sẽ không lặp lại cuộc chiến giá ngắn ngủi như năm ngoái, vốn góp phần dẫn đến đợt sụp đổ lịch sử của dầu Mỹ rơi thẳng đứng xuống vùng giá âm.
Trong khi đó, các nhà quản lý tiền tệ đã tận dụng sự không chắc chắn kéo dài hai tuần của OPEC + để chốt lời sau khi giá dầu đạt mức cao nhất trong nhiều năm.
Nguồn tin: xangdau.net