Sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ toàn cầu chậm chạp đang làm trì hoãn sự tái cân bằng thị trường dầu mỏ và gây thêm áp lực giảm giá. Vào cuối nửa đầu năm 2020 trong tháng 6, nhiều nhà phân tích và chuyên gia dự đoán cán cân cung- cầu dầu toàn cầu sẽ nghiêng về thiếu hụt nguồn cung mạnh trong quý 3 và 4 năm nay.
Mặc dù tồn kho đã giảm trong những tuần gần đây, trong đó có thị trường rõ nét nhất trên thế giới là Mỹ, nhu cầu đã không thể phục hồi nhiều như các nhà phân tích đã dự đoán hai tháng trước.
Kết hợp với các cuộc đấu tranh của nhóm OPEC + về mặt nguồn cung để kiềm chế những thành viên vi phạm trong việc tuân thủ, những người tiếp tục sản xuất vượt quá hạn ngạch của mình, giá dầu đã phải vật lộn để vượt lên 41-42 USD trong bối cảnh các nguyên tắc cơ bản thiên về giảm giá đó.
Trong tháng qua, các nhà phân tích, OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thừa nhận rằng những dự báo trước đó của họ về nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay có thể là quá lạc quan. Cả IEA và OPEC đều điều chỉnh hạ dự báo nhu cầu dầu của họ trong các báo cáo tương ứng vào tháng 8, cho thấy nhu cầu nhiên liệu vẫn đang gặp khó khăn và tiếp tục không chắc chắn về tác động của đại dịch đối với các nền kinh tế và việc đi lại.
Việc cắt giảm của OPEC + có thể đã ổn định giá dầu, nhưng nhu cầu dầu phục hồi chậm hơn dự kiến tiếp tục ảnh hưởng đến giá cả và tâm lý thị trường.
Bản thân OPEC cho biết sau cuộc họp hàng tháng của ủy ban xem xét tình hình thị trường rằng “tốc độ phục hồi có vẻ chậm hơn so với dự đoán với những rủi ro ngày càng tăng về một đợt COVID-19 kéo dài”.
Hợp đồng dầu tương lai đã phản ánh quan điểm của thị trường rằng sự tái cân bằng vẫn còn một thời gian nữa.
Trong những tuần gần đây, cấu trúc giá contango – nghĩa là giá giao sau cao hơn giá front-month, thường dẫn đến dư cung – đã lên hơn 2 đô la/thùng đối với dầu thô Brent giao sau từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Calendar spread sáu tháng nằm trong cấu trúc giá contango chỉ ở mức 0,48 USD vào giữa tháng 6, theo ước tính từ nhà phân tích thị trường John Kemp của Reuters.
Contango trong chuẩn dầu thô Dubai tại Trung Đông, xuất hiện vào cuối tháng 7, giảm sâu vào tháng 8 do biên lợi nhuận lọc dầu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn còn thấp trong bối cảnh tái bùng phát COVID-19, Argus lưu ý.
Trong hợp đồng dầu thô WTI, giá front-month so với giá second-month cũng đã xuống sâu hơn trong những ngày gần đây.
Nhận thấy tình trạng dư cung trên thị trường và nhu cầu phục hồi với tốc độ yếu hơn so với suy nghĩ ban đầu (hoặc thậm chí bị chững lại) đã khiến các nhà quản lý tiền tệ tăng đặt cược rằng Brent và WTI sẽ giảm. Theo ước tính của Kemp, các quỹ phòng hộ đã đẩy mạnh vị thế bán khống của họ trong hai tháng qua.
Các nguyên tắc cơ bản không mang tính xây dựng cho một đợt tăng giá dầu ngay bây giờ, nhưng giá đã được hỗ trợ bởi đồng đô la Mỹ yếu trong một số ngày giao dịch gần đây.
Trên thực tế, một nhà phân tích, Vandana Hari, người sáng lập Vanda Insights, nói với CNBC vào đầu tuần trước rằng đồng đô la yếu hơn là hỗ trợ duy nhất cho giá dầu.
Vào cuối tuần qua, sự mạnh lên đột ngột của đồng đô la đã đẩy giá dầu xuống thấp hơn, làm tăng thêm tình trạng bán tháo nói chung trên thị trường chứng khoán, điều này cũng ảnh hưởng đến hàng hóa.
Steen Jakobsen, Giám đốc Đầu tư tại Ngân hàng Saxo, cho biết hôm thứ Sáu: “Sự điều chỉnh rất cần thiết sau những tháng giao dịch nhàm chán đã được dẫn dắt bởi sự mạnh lên của đồng đô la, sự suy yếu của thị trường chứng khoán và sự tái bùng phát COVID đang làm trì trệ nhu cầu nhiên liệu toàn cầu”.
“Không được hỗ trợ bởi thực tế là ngày lễ Lao động Mỹ vào thứ Hai báo hiệu sự bắt đầu của thời kỳ nhu cầu thấp. Các mức hỗ trợ tiếp theo là 38,75 USD/thùng cho WTI và 41,40 USD/thùng đối với Brent”, Jakobsen nhận định.
Sự phục hồi nhu cầu trì trệ và việc tái cân bằng cung cầu chậm hơn sẽ tiếp tục gây sức ép lên giá dầu trong thời gian tới.
Nguồn tin: xangdau.net