Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các quỹ phòng hộ bất ngờ chuẩn bị cho sự phục hồi dầu


Khi những người tham gia thị trường tiếp tục cân nhắc hai yếu tố giảm giá quyết định đối với giá dầu- đó là sự tăng trưởng nhu cầu dầu chậm lại và nguồn cung dầu ngoài OPEC tăng vọt- hai động lực có khả năng tăng giá đã khiến các nhà quản lý tiền tệ quay trở lại mua dầu trong những tuần gần đây.

Khả năng giảm lãi suất của Fed ngay từ tuần tới và sự gia tăng căng thẳng giữa Iran với phương Tây ở Trung Đông và tuyến đường biển vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới, Eo biển Hormuz, dẫn đến các quỹ phòng hộ mua hợp đồng xăng dầu tương lai với tốc độ nhanh nhất trong gần một năm trong tuần báo cáo gần đây nhất, theo dữ liệu sàn giao dịch được tổng hợp bởi nhà phân tích thị trường John Kemp của Reuters.

Mặc dù tăng đặt cược vào giá dầu lên, nhưng tổng vị thế hiện nay của các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác chỉ ra một sự tăng giá hơn nữa khi tỷ lệ vị thế dài so với vị thế ngắn vẫn còn cách xa mức cao hồi tháng 4 năm 2019 và tháng 9 năm 2018, sau đó là đợt bán tháo khổng lồ. Vị thế ngắn vẫn còn tương đối cao và có thể thúc đẩy một đợt short covering nữa (mua để bù số bán), trong khi vị thế dài không cao như đầu năm nay, cho thấy có chỗ để mua thêm, Kemp lập luận.

Trong tuần tính tới ngày 16 tháng 7, các nhà quản lý danh mục đầu tư đã tăng vị thế dài ròng của họ- chênh lệch giữa đặt cược giá tăng và giảm - trong sáu hợp đồng dầu quan trọng nhất thêm tương đương 84 triệu thùng, lên tổng số 647 triệu thùng. Đặt cược vào giá tăng, vị thế dài, tăng thêm 76 triệu thùng, trong khi vị thế ngắ giảm 8 triệu thùng trong tuần báo cáo mới nhất, theo dữ liệu sàn giao dịch được phân tích bởi Kemp.

Khoản bổ sung 84 triệu thùng vào vị thế dài ròng trong sáu hợp đồng dầu khí là mức tăng hàng tuần lớn nhất trong các đợt đặt cược giá tăng kể từ tháng 8 năm 2018.

Tỷ lệ vị thế dài so với vị thế ngắn trong WTI và Brent tăng lên 4,33 trong tuần tính đến ngày 16 tháng 7, tăng từ 3,82 trong tuần trước và mức thấp gần đây là 3,64 vào ngày 18 tháng 6.

Đối với WTI, các nhà quản lý tiền tệ đã tăng đặt cược của họ vào giá tăng ở mức cao nhất trong bốn tháng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 5, theo dữ liệu sàn giao dịch do Bloomberg tổng hợp.

Hoạt động mua tăng lên trong vài tuần qua diễn ra sau gần hai tháng thanh lý vị thế dài và mua vị thế ngắn khi các nhà quản lý tiền tệ - bị hoảng sợ trước viễn cảnh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu và tăng trưởng nhu cầu dầu -tiếp tục làm tăng vị thế ngắn và cắt giảm vị thế dài.

Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, thị trường dầu mỏ đã chuyển sang giảm mạnh do lo ngại kinh tế toàn cầu chậm lại và ảnh hưởng nhu cầu dầu. Các nhà phân tích bắt đầu cảnh báo rằng tăng trưởng nhu cầu dầu của năm nay có thể là thấp nhất trong nhiều năm và các nhà đầu cơ bắt đầu tăng cường bán tháo hợp đồng dầu.

Sự bán tháo đó đã dừng lại vào giữa tháng 6, khi căng thẳng ở Trung Đông bắt đầu leo thang trở lại.

Vào cuối tháng 6 và nửa đầu tháng 7, những người tham gia thị trường và các nhà quản lý tiền tệ tiếp tục cân nhắc các yếu tố giảm giá-  tăng trưởng nhu cầu đang chậm lại và sản lượng dầu của Mỹ tăng -với các yếu tố tăng giá như rủi ro địa chính trị và một Fed ôn hòa có thể cắt giảm lãi suất, dẫn đến đồng đô la Mỹ yếu hơn so với các loại tiền tệ khác sẽ khiến dầu rẻ hơn đối với các quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn ở châu Á và thúc đẩy việc mua các mặt hàng được giao dịch bằng đô la.

Không ai dám gạt bỏ các yếu tố giảm giá, đặc biệt là với việc hạ các dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu gần đây, nhưng chính sách tiền tệ của Mỹ và các nền kinh tế lớn khác cùng với phí bảo hiểm rủi ro địa chính trị đã khiến các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác lạc quan hơn hơn về giá dầu so với nhiều tuần trước, đặc biệt là so với tâm lý bi quan đã làm kìm hãm thị trường vào cuối tháng Năm và nửa đầu tháng Sáu.

Vị thế của các quỹ phòng hộ, với vị thế dài vẫn còn dưới mức cao gần đây, cho thấy còn nhiều cơ hội để tháo chạy, nghĩa là, nếu điều tồi tệ nhất của nỗi sợ nhu cầu không thành hiện thực.

Những lo ngại về các nền kinh tế và tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ chậm lại, cùng với tình trạng dư cung bất chấp việc cắt giảm của OPEC (và do đá phiến của Mỹ), đang kìm hãm mức tăng giá ngay cả khi Iran bắt giữ một tàu chở dầu của Anh ở eo biển Hormuz, nơi lưu lượng dầu hàng ngày trung bình 21 triệu thùng/ngày trong năm 2018, hoặc tương đương với khoảng 21% mức tiêu thụ chất lỏng dầu mỏ toàn cầu.

Nếu Fed và các ngân hàng trung ương khác cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ và thúc đẩy lạc quan trong một thị trường vốn đã bị đè nặng bởi nỗi lo về nhu cầu chậm lại. Các vị thế của quỹ phòng hộ hiện tại trong hợp đồng tương lai dầu cũng chỉ ra nguy cơ nghiêng về phía tăng.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM