Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các quy định IMO 2020 có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu vùng Vịnh

Thị trường dầu sẽ trải qua một sự chuyển đổi lớn khi các quy định mới về hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu tàu biển có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 và có thể có tác động đến các nước trong khu vực do hàm lượng lưu huỳnh cao trong dầu thô.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã ra quy định rằng từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, khí thải của ngành hàng hải trong vùng biển các quốc tế sẽ bị cắt giảm. Ngành hàng hải sẽ phải giảm hơn 80% lượng khí thải lưu huỳnh bằng cách chuyển sang sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn. Các quy định xác định rằng việc hạn chế lưu huỳnh 0,5 phần trăm toàn cầu sẽ có hiệu lực vào năm 2020 và hơn 70.000 tàu sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định này.

Theo ước tính, các quy tắc IMO 2020 sẽ ảnh hưởng đến tới 3,5 triệu thùng mỗi ngày nhu cầu đối với dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao, loại nhiên liệu truyền thống của ngành vận tải biển.

Những người trong ngành cho biết UAE đã phê chuẩn các quy tắc IMO 2020 vào tháng 5 và họ sẽ không vội phạt các tàu không tuân thủ khi quy định mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1. Họ nói rằng UAE giữ vị trí chiến lược trong khu vực vì có cảng Fujairah, nơi hàng ngàn tàu tới để tiếp nhiên liệu mỗi năm khi ghé qua các cảng ở Trung Đông.

Chủ tịch Cơ quan Giao thông Liên bang Abdullah Al Nuaimi cho biết gần đây, UAE sẽ áp dụng cách tiếp cận linh hoạt đối với những tàu vi phạm các quy định môi trường khi chúng có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1.

Theo một quan chức, “Các tàu bị từ chối bởi một cảng khác không được dừng lại ở UAE”. Ông nói thêm, “UAE đang xây dựng một luật thương mại hàng hải mới sẽ giúp chuẩn hóa các hình phạt trên các cảng”.

Sự chú ý đáng kể của ngành đã tập trung vào cách các nhà máy lọc dầu, thương nhân, cảng biển và ngành vận tải biển sẽ điều chỉnh nhưng hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu tinh chế phần lớn là một chức năng của hàm lượng trong dầu thô ban đầu. Đối với một khu vực mà sản xuất dầu tương đối chua, Trung Đông có thể phải đối mặt với những thay đổi trong nhu cầu cho xuất khẩu dầu thô sau năm 2020.

Vì các loại dầu của Trung Đông là loại dầu nặng hơn và chua, nên nhu cầu dài hạn của chúng sẽ dựa vào nhu cầu của các nhà máy lọc dầu phức hợp cao, chủ yếu nằm ở thị trường châu Á. Dầu thô được xuất khẩu từ Trung Đông thường có tỷ trọng từ trung bình đến nặng và chua, mặc dù có sự khác biệt lớn theo quốc gia.

“Tuy nhiên, trong GCC, hầu hết các loại dầu thô đều được phân loại là chua và cho ra dầu nhiên liệu tương đối lớn hơn, hoàn toàn ngược lại với những gì thị trường sẽ tìm kiếm như các loại dầu nền để đáp ứng các quy định của IMO”, ông Edward Bell, nhà phân tích hàng hóa tại Emirates NBD Research cho hay.

Bell dự báo rằng ảnh hưởng của IMO 2020 đối với các nhà xuất khẩu ở Trung Đông sẽ mờ nhạt miễn là thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Opec vẫn còn thực hiện.

“Các nhà xuất khẩu dầu chua của Trung Đông sẽ cần duy trì việc đầu tư của họ để nâng cấp nhà máy lọc dầu hoặc nhắm mục tiêu tới các thị trường xuất khẩu có khả năng xử lý dầu thô của họ để duy trì khả năng cạnh tranh trong một thế giới hậu IMO”.

Ông dự báo thị trường sẽ kết thúc trong tình trạng thừa cung vào năm 2020, với tình trạng dư cung đặc biệt nặng nề trong nửa đầu năm 2020. Ông nhìn thấy các rào cản tăng giá đáng kể và do đó, việc tăng giá có vẻ khó khăn”.

“Chúng tôi dự đoán giá Brent sẽ ghi nhận mức trung bình 57 đô la/thùng, giảm 2,50 đô la/thùng so với dự báo trước đó và giảm 11% so với năm trước so với mục tiêu giá năm 2019 của chúng tôi. Đối với WTI, chúng tôi dự kiến ​​giá khoảng 55 đô la/thùng, giảm 1,90 đô la/thùng so với kỳ vọng trước đó và giảm 5,5% so với mục tiêu năm 2019 của chúng tôi”.

Opec+ đã đồng ý cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày lên 1,7 triệu thùng/ngày so với mức tháng 10 năm 2018.

Monica Malik, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Abu Dhabi, dự kiến ​​tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng khiêm tốn lên 1,1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2020 sau khi giảm xuống mức thấp trong nhiều năm theo ước tính là 0,9 triệu thùng/ngày trong năm 2019.

“Trong bối cảnh này, chúng tôi giữ nguyên dự báo dầu thô Brent cho năm 2020 ở mức 62,5 đô la/thùng, mặc dù chúng tôi điều chỉnh ước tính năm 2019 giảm nhẹ xuống còn 64,0 đô la/thùng so với 64,7 đô la/thùng”, Malik cho biết.

Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa và phái sinh tại Bank of America Merrill Lynch, dự kiến ​​mức giá Brent trung bình là 60 đô la một thùng vào năm 2020.

“Chúng tôi tin rằng giá giao ngay có thể tăng lên khoảng 70 đô la một thùng vào giữa năm nay. Giá dầu diesel, được thúc đẩy hơn nữa bởi sự gia tăng lớn về nhu cầu marine gasoil do những thay đổi quy định IMO 2020, có thể đạt mức 100 USD/thùng trong nửa đầu năm 2020”, theo ông Blanch.

Slava Kiryushin, người đứng đầu hãng năng lượng toàn cầu DWF có trụ sở tại Dubai, dự báo sẽ có tình trạng thừa cung.

“Ngay cả khi các quy định nhiên liệu vận tải mới dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 1 năm 2020, được gọi là IMO 2020, thì cũng không thay đổi xu hướng này mặc dù có khả năng dẫn đến nhu cầu tăng đối với gasoil và diesel có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Chắc chắn sự tăng trưởng của nguồn cung dầu là một chủ đề nhạy cảm đối với các thành viên Opec+ vì 500.000 thùng mỗi ngày đã được đồng ý cắt giảm từ nguồn cung Opec. Nhìn chung, thị trường ít lạc quan hơn về ‘sự phục hồi’ của giá dầu, ông nhận xét.

Nguồn tin: xangdau.net/ Khaleej Times

ĐỌC THÊM