Theo một tuyên bố của OPEC, các đại diện của một số nước OPEC và các quốc gia không thuộc OPEC sẽ họp tại Abu Dhabi vào ngày 7-8/8 để thảo luận xem tại sao một số nước lại tụt lại phía sau trong cam kết cắt giảm sản xuất của họ.
Cuộc họp này, do Kuwait và Nga đồng chủ trì, sẽ xem xét lý do tại sao một số quốc gia không thực hiện đầy đủ các biện pháp cắt giảm của họ. Một số quốc gia sẽ tranh luận rằng các nguồn tin độc lập được sử dụng bởi OPEC để đánh giá sự tuân thủ quá mức sản xuất của họ, theo hai người thân cận với vấn đề này, họ đã yêu cầu được giấu tên vì các cuộc thảo luận không công khai.
Mục tiêu giảm sản lượng dựa trên ước tính sản xuất từ sáu bên độc lập, được gọi là "nguồn tin gián tiếp." Năm ngoái, khi thỏa thuận đang được đàm phán, Iraq than phiền về những ước tính này, tuyên bố chúng không chính xác. Hai thành viên khác của OPEC cũng đang đổ lỗi cho các nguồn tin gián tiếp về kết quả thấp của họ.
Mặc dù mức độ tuân thủ cao trong những tháng đầu tiên của hiệp ước, nhưng bắt đầu sụt giảm khi sự phục hồi của giá dầu được dự đoán không thành hiện thực.
Một số nước không thuộc OPEC đã được mời tham dự cuộc họp ở Abu Dhabi nhưng vẫn chưa xác nhận sự có mặt của họ. Hai thành viên OPEC- Algeria và Venezuela - sẽ không tham dự. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, việc thực hiện của Algeria cho tới nay là 70%, trong khi Venezuela trung bình là 39%.
Gia tăng sức ép
Ả-rập Xê-út, nhà sản xuất lớn nhất của OPEC và là nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, cho hay trong tuần này nó đã lên kế hoạch tăng cường sức ép lên các quốc gia mà không tuân thủ cam kết của họ. Ngày sau đó, U.A.E., một quốc gia khác chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp cắt giảm của mình, cam kết sẽ cắt giảm thêm từ tháng 9.
Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai trong OPEC, cũng sẽ tham dự cuộc họp. Trước đây nó đã lập luận rằng mình cần phải được miễn trừ khỏi những cắt giảm vì cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Libya và Nigeria đã được miễn trừ khi họ cố gắng khôi phục sản xuất bị hạn chế bởi xung đột nội bộ, và Iran, được thoát khỏi các lệnh trừng phạt quốc tế, cũng đã được phép tăng sản lượng.
Mức tuân thủ của Iraq giảm xuống 29% trong tháng 6, mức thấp nhất cho đến nay, trong khi U.A.E chỉ thực hiện 60%, theo báo cáo hàng tháng mới đây của IEA. Mức độ thực hiện đã giảm xuống 78 phần trăm so với 95 phần trăm trong tháng 5 sau khi các thành viên trong đó có Ả-rập Xê-út tăng cường sản lượng.
IEA cho biết mặc dù mức tuân thủ tháng 6 của OPEC xuống mức thấp nhất, nhưng tỷ lệ trung bình trong 6 tháng đầu năm của hiệp định là 92%, con số này "vẫn còn cao theo các tiêu chuẩn lịch sử".
Nguồn tin: xangdau.net