Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các quốc gia G7 đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn năng lượng sạch bất chấp những cam kết

Các quốc gia G7 đã và đang khai thác nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn năng lượng sạch kể từ khi bắt đầu đại dịch, bất chấp những cam kết gây chú ý về việc "xây dựng lại môi trường xanh hơn", theo một báo cáo mới được công bố hôm thứ Tư.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, các quốc gia công nghiệp hóa lớn, trong đó có Hoa Kỳ vào đầu năm nay, đã cam kết đạt được mức phát thải net-zero vào năm 2050 và tăng cường các chính sách hỗ trợ năng lượng tái tạo, xe điện và lưu trữ năng lượng.

Tuy nhiên, điều này là chưa đủ, theo phân tích được công bố bởi tổ chức từ thiện Tearfund, phối hợp với Viện Phát triển Bền vững Quốc tế (IISD) và Viện Phát triển Nước ngoài (ODI).

Nhóm Bảy quốc gia công nghiệp phát triển nhất — gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ —từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 đã tài trợ hơn 189 tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ than đá, dầu và khí đốt, trong khi các dạng sạch của năng lượng chỉ nhận được 147 tỷ đô la, phân tích cho thấy.

“Những khoản đầu tư này - bao gồm nhiều biện pháp hỗ trợ trực tiếp và bãi bỏ quy định về môi trường được áp dụng có lợi cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch - không phù hợp với sự sụt giảm mạnh lượng khí thải cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C và với mục tiêu không phát thải của riêng các nước G7”, các tác giả của báo cáo đã viết.

Theo phân tích, các quốc gia G7 đã bỏ lỡ cơ hội thực sự để xây dựng lại tốt hơn và xanh hơn từ đại dịch.

Ngoài ra, hơn tám trong mỗi mười đô la cam kết cho nhiên liệu hóa thạch không kèm theo 'điều kiện ràng buộc xanh', nghĩa là, khoản tài trợ đã cam kết không đi kèm với bất kỳ yêu cầu nào đối với mục tiêu giảm phát thải hoặc khí hậu. Đồng thời, cứ mười đô la cam kết cho phản ứng COVID-19 thì chỉ có một đôla có lợi cho các biện pháp năng lượng ‘sạch nhất’, chẳng hạn như năng lượng tái tạo hoặc hiệu quả năng lượng, theo báo cáo.

“Các nước G7 vẫn chưa đầu tư đủ quy mô vào công nghệ hỗ trợ quá trình khử cacbon nhanh chóng cho nền kinh tế của họ và do đó cũng đã bỏ qua việc tạo ra nhiều việc làm hơn mà có thể mang lại nhờ phản ứng Covid-19 xanh hơn,” các tác giả của phân tích lưu ý.

“Đầu tư vào năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả nên là ưu tiên hàng đầu để giảm lượng khí thải của các nền kinh tế G7. Nhưng nó sẽ không mang lại hiệu quả nếu các nước G7 tiếp tục ủng hộ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch”, Lucile Dufour, Cố vấn Chính sách cấp cao tại IISD, cho biết trong một tuyên bố.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM