Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các nước trong và ngoài OPEC sẽ gia hạn thoả thuận cắt giảm sản lượng

Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đều nhất trí về nguyên tắc việc gia hạn thoả thuận cắt giảm sản lượng dầu, được ký kết năm 2018 tại Algeria. 

Cơ sở lọc dầu Al-Rawdhatain ở Kuwait. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 29/6, Ông Mohamed Arkab, Bộ trưởng Năng lượng Algeria đồng thời là Phó Chủ tịch Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), cho biết các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đều nhất trí về nguyên tắc việc gia hạn thoả thuận cắt giảm sản lượng dầu, được ký kết năm 2018 tại Algeria.

Ông Arkab khẳng định đến nay, các nước sản xuất dầu trong và ngoài OPEC vẫn luôn tôn trọng các điều khoản của thoả thuận Algiers.

Algeria cũng đang nỗ lực nhằm đảm bảo sự liên tục và cân bằng hiện tại trên thị trường dầu mỏ.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra trong hai ngày 28-29/6 tại Osaka (Nhật Bản), Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga và nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất OPEC đã thống nhất gia thạn thoả thuận cắt giảm sản lượng nhằm đảm bảo cân bằng thị trường.

Sự đồng thuận giữa Riyadh và Moskva sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp lần thứ 6 của các bộ trưởng dầu mỏ 14 quốc gia thành viên OPEC và 10 nhà sản xuất ngoài khối này vào ngày 2/7 tới thủ đô Vienna của Áo.

Đến nay, thời gian kéo dài thoả thuận cắt giảm sản lượng 6 tháng hay 9 tháng là vấn đề duy nhất cần thống nhất giữa các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới.

Tháng 9/2018, các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng tổng cộng 1,2 triệu thùng/ngày trong 6 tháng kể từ ngày 1/1/2019, nhằm vực dậy giá dầu và khắc phục tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ thế giới.

Theo đó, các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới sẽ đưa ra thị trường khoảng 32,5 - 33 triệu thùng/ngày để giữ cân bằng thị trường cũng như hạn chế việc giá dầu mỏ xuống thấp.

Thoả thuận này đã giúp giá dầu phục hồi đáng kể mức 40 USD/thùng hồi cuối năm 2018 lên khoảng 70 USD/ thùng hiện nay./.

Nguồn tin: bnews.vn

ĐỌC THÊM