Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các nhà xuất khẩu dầu lớn của Trung Đông đang giành thị phần tại Châu Á

 

Trung Đông đang tranh giành thị phần trên thị trường dầu được đánh giá cao nhất, châu Á, mặc dù nhập khẩu dầu thô của châu Á tương đối thấp trong ba tháng qua. Sự gia tăng lây nhiễm biến thể Delta và giá dầu Trung Đông cao hơn vào mùa hè đã làm giảm mạnh tổng lượng dầu thô nhập khẩu của châu Á nói chung và nhập khẩu từ các nhà sản xuất vùng Vịnh nói riêng trong bối cảnh nguồn dầu thay thế từ những nơi khác có giá rẻ hơn.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung đã trì trệ trong quý thứ ba của năm do giá cao hơn, sự tăng cường giám sát đối với các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc và đợt bùng phát dịch COVID vào mùa hè đã làm giảm lượng mua.

Tuy nhiên, khi quý 4 đến gần, các nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Trung Đông - dẫn đầu là nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia - bắt đầu cung cấp nhiều dầu hơn cho châu Á nhờ việc nới lỏng cắt giảm OPEC+ và giảm giá dầu tới khu vực này nhằm duy trì tính cạnh tranh cũng như giành lại thị phần đã mất kể từ khi đại dịch bùng phát.

Các ước tính cho thấy nhập khẩu dầu thô của châu Á tiếp tục không mấy ấn tượng trong tháng 9 do các chuẩn dầu có giá cao hơn và giá bán chính thức cũng cao hơn (OSP) của các nhà sản xuất lớn ở Trung Đông diễn ra đúng vào thời điểm bùng phát dịch COVID.

Theo ước tính, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giảm xuống mức trung bình 9,62 triệu thùng/ngày trong tháng 9, giảm 8,6% so với tháng trước đó, dữ liệu từ hãng phân tích năng lượng OilX cho thấy. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng trước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự giám sát chặt chẽ hơn đối với nhập khẩu, hoạt động lọc dầu và tập quán thị trường của các nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, hoạt động kinh tế Trung Quốc đã thu hẹp trong tháng 9, tiếp tục làm giảm nhập khẩu dầu thô, các nhà phân tích dầu của OilX lưu ý.

Theo ước tính, tổng lượng dầu nhập khẩu của châu Á đã giảm xuống 22,99 triệu thùng/ngày trong tháng 9 từ 23,24 triệu thùng/ngày trong tháng 8, theo dữ liệu từ Refinitiv Oil Research được trích dẫn bởi nhà báo Clyde Russell của Reuters. Nhập khẩu dầu thô vào châu Á trong tháng 9 chỉ cao hơn một chút so với là 22,61 triệu thùng/ngày của tháng 7.

Giá cao hơn là một phần nguyên nhân dẫn đến lượng mua thấp hơn trong quý 3, cùng với nhu cầu nhiên liệu yếu hơn trên khắp châu Á trong bối cảnh áp dụng các đợt phong tỏa nhằm ngăn chặn biến thể Delta.

Hồi tháng 8, Ả Rập Saudi đã nâng giá bán cho tháng 9, nhưng phải cạnh tranh với các loại dầu thô thay thế có giá rẻ hơn từ Hoa Kỳ và Nga vào thời điểm mà châu Á, trong đó có Trung Quốc, đang chống chọi với sự tái bùng phát của dịch COVID.

Các chuẩn dầu quốc tế tiếp tục tăng vào đầu quý IV, nhưng Ả Rập Xê Út đã hạ giá bán chính thức (OSP) cho châu Á tháng 11, lần giảm giá thứ hai liên tiếp, để giữ cho dầu thô của họ cạnh tranh trong khu vực nhập khẩu dầu hàng đầu.

Cụ thể, vào đầu tháng 10, Ả Rập Xê Út đã giảm giá OSP cho châu Á trong tháng 11 xuống 0,4 USD/thùng đối với loại Arab Light hàng đầu của mình, về mức chênh lệch cao hơn 1,3 USD so với chuẩn Dubai/Oman – đây là mức giá chênh lệch thấp nhất kể từ tháng 3.

Đây là lần giảm giá bán thứ hai của Ả Rập Xê Út trong hai tháng liên tiếp, sau khi giá dầu tăng do OPEC+ quyết định giữ nguyên mức bổ sung hàng tháng là 400.000 thùng/ngày thay vì thúc đẩy sản lượng nhiều hơn để hạ nhiệt giá quốc tế.

Ả Rập Xê-út, quốc gia thường đặt ra xu hướng định giá OSP cho các nhà xuất khẩu dầu lớn khác của Trung Đông, hiện đang tranh giành thị phần trên thị trường châu Á được đánh giá cao bằng cách giảm giá dầu thô của mình.

Ả Rập Xê-út cũng dự kiến ​​sẽ vận chuyển thêm khối lượng dầu thô cho ít nhất ba nhà máy lọc dầu ở châu Á vào tháng 11, một số trong số đó đã yêu cầu cung cấp toàn bộ hoặc tăng thêm so với khối lượng hợp đồng đã ký do giá cả hấp dẫn, các nguồn tin thân cận với vấn đề này nói với Reuters vào đầu tuần này.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), thông qua Công ty dầu quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) của mình, có kế hoạch giao toàn bộ khối lượng dầu cho khách hàng ở châu Á vào tháng 12, mà không thực hiện giảm bớt nguồn cung có kỳ hạn theo hợp đồng lần đầu tiên kể từ khi giá dầu lao dốc vào năm ngoái, các nguồn tin khác nói với Reuters vào tháng trước.

Với việc nới lỏng dần mức cắt giảm của OPEC+, các nhà sản xuất dầu hàng đầu ở Trung Đông hiện đang chào bán nguồn cung nhiều hơn với giá cạnh tranh hơn tới châu Á nhằm có được thị phần lớn hơn trong thị trường dầu quan trọng nhất trên thế giới.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM