Trong tháng trước, tập đoàn dầu mỏ quốc gia khổng lồ Aramco của Ả Rập Xê Út đã thông báo bán cổ phần trong hoạt động kinh doanh đường ống của mình, có khả năng bán thêm 1% cổ phần của hãng và dự định bán cổ phần trong một số giếng dầu.
Nước láng giềng, đồng minh và là thành viên OPEC, UAE, đã công bố kế hoạch niêm yết hoạt động kinh doanh khoan của công ty dầu khí nhà nước và ra mắt hợp đồng dầu tương lai của riêng mình với nỗ lực thay đổi bộ mặt của dầu mỏ Trung Đông.
Có cảm giác chắc chắn rằng cả Ả Rập Xê Út và UAE đều đang gấp rút khai thác tối đa lượng dầu của họ, khi cả Aramco và Adnoc đều công khai ý định thúc đẩy năng lực sản xuất dầu của họ.
Nhìn bề ngoài, lý do của việc thoái vốn và tăng công suất là đủ rõ ràng: tất cả các nền kinh tế vùng Vịnh đều phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu của họ để tiếp tục duy trì, và tất cả đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự phá hủy nhu cầu mà đại dịch gây ra năm ngoái. Tuy nhiên, cũng còn điều gì đó khác nữ — các nền kinh tế vùng Vịnh đang thận trọng với dự báo về nhu cầu dầu đạt đỉnh. Bên cạnh việc bán cổ phần, niêm yết và có kế hoạch bơm thêm dầu, họ cũng đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế của mình thoát khỏi dầu mỏ. Vì vậy, họ cần số tiền từ bán dầu nhiều nhất có thể.
Goldman Sachs gần đây đã nói rằng nhu cầu dầu toàn cầu có thể đạt đỉnh vào năm 2026, cùng với nhiều tổ chức khác nhau đang nhìn thấy một tương lai u ám cho mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới này.
Các nhà phân tích của Goldman cho biết trong một báo cáo: “Các chính sách của chính phủ thúc đẩy hiệu suất cao hơn và lượng khí thải thấp hơn đã tác động mạnh nhất đến nhu cầu vận tải đường bộ. Hóa dầu sẽ trở thành nền tảng mới cho nhu cầu dầu mỏ, được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng gia tăng, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.”
Công ty tư vấn năng lượng Na Uy Rystad Energy cũng dự đoán nhu cầu dầu ở mức cao nhất vào năm 2026, với lý do việc sử dụng nhanh chóng các phương tiện điện là nguyên nhân có thể dẫn đến dự báo được điều chỉnh, dự báo trước đó cho rằng nhu cầu dầu đạt đỉnh vào năm 2028.
Về cơ bản, triển vọng dài hạn đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ là không tốt.
Một bản tổng quan gần đây của Energy Intelligence về chủ đề này cho rằng, ngoài việc bán cổ phần, các kế hoạch mở rộng sản xuất của Ả Rập Xê Út, UAE và Qatar, thể hiện sự đảo ngược chính sách lâu đời nhằm tiết kiệm trữ lượng dầu và khí đốt cho các thế hệ tương lai. Quả thực, đây có vẻ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy các nền kinh tế vùng Vịnh phụ thuộc vào dầu mỏ đang lo lắng rằng có thể họ không cần phải tiết kiệm trữ lượng dầu và khí đốt cho các thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, có lẽ Qatar là một trường hợp khác biệt. Quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé này gần đây đã công bố kế hoạch tăng cường đáng kể năng lực sản xuất LNG của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều này đang xảy ra trong một thị trường mà nhu cầu dự kiến sẽ tăng trong một thời gian khá dài, ngay cả khi thế giới chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang thời kỳ hậu nhiên liệu hóa thạch. Đồng thời, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, vì vậy để giữ được vị trí là nhà xuất khẩu hàng đầu, Qatar cần phải làm bất cứ điều gì có thể, kể cả việc thúc đẩy sản xuất.
Tất nhiên, không có gì là cố định, kể cả việc áp dụng xe điện đại trà. Chẳng hạn, một nghiên cứu gần đây của Đại học California cho thấy gần 1/5 số người lái xe điện đã chuyển sang sử dụng xe chạy bằng xăng trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018. Nguyên nhân là do việc sạc pin quá phức tạp. Thời gian sạc đã không rút ngắn được nhiều kể từ năm 2018, vì vậy vấn đề vẫn còn hiện hữu.
Trong khi đó, các nền kinh tế châu Á đang phát triển đang xây dựng công suất phát điện mới chạy bằng than đá, dẫn đầu là Trung Quốc, nước cũng dẫn đầu về công suất điện tái tạo mới.
Tại sao?
Su Wei, Phó Tổng thư ký của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, được CNBC dẫn lời: “Bởi vì năng lượng tái tạo (các nguồn như gió và năng lượng mặt trời) không liên tục và không ổn định nên chúng ta phải dựa vào nguồn điện ổn định. Chúng ta không có lựa chọn nào khác. Trong một khoảng thời gian, chúng ta có thể cần sử dụng điện than như một điểm cho sự điều chỉnh linh hoạt”.
Tuyên bố của quan chức chính phủ Trung Quốc này cũng giống những gì một số người đứng đầu Big Oil đã nói gần đây. Bất chấp kế hoạch chuyển đổi năng lượng đầy tham vọng của họ, cả CEO của Shell và BP đều cho biết rằng cho đến khi có nhu cầu đối với sản phẩm chính của họ, họ sẽ tiếp tục sản xuất và vẫn có nhu cầu đối với sản phẩm chính của họ.
Dù vậy, các nhà sản xuất vùng Vịnh đang làm điều thông minh duy nhất mà họ có thể làm: tương lai là không chắc chắn và con lắc có thể dao động theo một trong hai hướng. Tuy nhiên, tốt nhất là nên ở bên an toàn và tận dụng các nguồn lực mà họ có trong khi nhu cầu vẫn còn mạnh mẽ. Dù sao thì ý tưởng về nguồn cung dầu đạt đỉnh đã bị bác bỏ, vì vậy ngay cả khi các kế hoạch chuyển đổi năng lượng của rất nhiều chính phủ thất bại, thì vẫn sẽ có dầu và khí đốt cho các thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, nếu những kế hoạch đó thành hiện thực, các quốc gia dầu mỏ vùng Vịnh sẽ làm tốt để chuẩn bị cho thời điểm mà sản lượng dầu của họ sẽ cần phải giảm để phản ánh nhu cầu thấp hơn nhiều do tiếp tục cần hóa dầu và nhựa, hai nguyên liệu cũng sẽ tiếp tục phổ biến trong thời gian dài.
Nguồn tin: xangdau.net