Các nhà xuất khẩu dầu lớn nhất ở Trung Đông, các thành viên chủ chốt của tổ chức OPEC, đang gặt hái nhiều lợi ích từ đà tăng của giá dầu thô. Đồng thời, họ đang giành lại thị phần tại thị trường quan trọng nhất- châu Á.
Lần đầu tiên trong năm nay, thị phần nhập khẩu dầu thô của Trung Đông vào châu Á đã tăng lên trên 60% vào tháng 10. Đồng thời, tỷ trọng của dầu châu Âu và Hoa Kỳ trong tổng nhập khẩu dầu thô của châu Á vào tháng trước giảm xuống mức thấp nhất trong năm nay, theo dữ liệu của Refinitiv Oil Research được trích dẫn bởi nhà báo Clyde Russell của Reuters.
Nguồn cung nhiều hơn của dầu thô Trung Đông do việc nới lỏng cắt giảm theo thỏa thuận OPEC + không phải là lý do chính khiến thị phần ngày càng tăng của các thành viên vùng Vịnh OPEC trên thị trường dầu của châu Á. Mà giá thấp hơn so với dầu đến từ Châu Phi, Châu Âu và Hoa Kỳ mới là nguyên nhân.
Trong những tuần gần đây, chênh lệch giá thấp hơn của dầu thô Trung Đông so với dầu Brent đã tăng lên mức cao nhất trong 8 năm, khiến dầu thô Trung Đông rẻ hơn đối với người mua châu Á so với dầu có nguồn gốc ở phía tây Vịnh Ba Tư.
Sự tăng vọt của giá dầu thô Brent và WTI trong những tuần gần đây đã khiến dầu từ châu Âu, châu Phi và Hoa Kỳ - được định giá dựa vào dầu Brent hoặc WTI - đắt hơn so với dầu thô của Trung Đông đến châu Á, vốn được định giá dựa vào mức giá trung bình của chuẩn Oman/Dubai.
Chắc chắn là, giá các loại dầu thô chủ chốt ở Trung Đông cũng tăng cùng với giá dầu quốc tế khác, nhưng không nhiều như giá dầu Brent. Do đó dẫn đến một sự chênh lệch lớn giữa giá dầu Brent và Dubai, đã tăng vọt trong tuần này lên 5,24 USD/thùng - mức cách biệt cao nhất của Brent so với hợp đồng hoán đổi Dubai kể từ năm 2013, theo Dữ liệu của Refinitiv được trích dẫn bởi Reuters.
Các nhà phân tích cho biết việc chuẩn dầu Dubai nới lỏng chênh lệch giá thấp hơn so với dầu Brent dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ việc xuất khẩu dầu thô Trung Đông sang châu Á.
Nhiều dấu hiệu xuất hiện cách đây vài tuần cho thấy Trung Đông đang bắt đầu giành lại thị phần trên thị trường dầu của châu Á sau khi thị phần đó bị sụt giảm trong những tháng mùa xuân và mùa hè.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc và châu Á nói chung đã chậm lại trong quý thứ ba do giá cao hơn, sự giám sát gia tăng đối với các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc và đợt bùng phát dịch COVID vào mùa hè đã làm giảm lượng mua.
Tuy nhiên, khi quý 4 đến gần, các nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Trung Đông - dẫn đầu là nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia - bắt đầu chào bán nhiều dầu hơn cho châu Á nhờ việc nới lỏng cắt giảm của OPEC + và giảm giá dầu của họ xuống để duy trì tính cạnh tranh và giành lại thị phần đã mất kể từ khi đại dịch bùng phát.
Vào đầu tháng 10, Ả Rập Xê Út đã hạ giá bán chính thức tháng 11 cho châu Á xuống 0,4 USD/thùng đối với loại dầu Arab Light hàng đầu của mình, xuống mức chênh lệch cao hơn 1,3 USD so với chuẩn Dubai/Oman - mức cách biệt thấp nhất kể từ tháng 3.
Đây là lần giảm thứ hai đối với giá bán của Ả Rập Xê Út trong hai tháng liên tiếp, sau khi giá dầu tăng do OPEC+ quyết định vào đầu tháng 10 sẽ tuân thủ mức bổ sung hàng tháng là 400.000 thùng/ngày thay vì thúc đẩy sản lượng nhiều hơn để giới hạ nhiệt giá quốc tế.
Các bộ trưởng năng lượng của OPEC + sẽ nhóm họp vào ngày 04 tháng 11 để quyết định hạn ngạch sản lượng cho tháng 12 trong bối cảnh nhiều lời kêu gọi tăng nguồn cung hơn mức 400.000 thùng/ngày theo như kế hoạch.
Vài ngày sau cuộc họp của OPEC +, Ả Rập Xê-út - quốc gia thường đặt ra xu hướng định giá cho dầu thô Trung Đông - dự kiến sẽ công bố giá bán chính thức cho tháng 12. Một cuộc khảo sát của Reuters vào tuần trước cho thấy các thương nhân dự đoán Ả Rập Saudi sẽ tăng giá dầu Arab Light tới thị trường châu Á trong tháng 12 từ 0,3 đến 0,9 USD/thùng so với mức chênh lệch hiện tại là cao hơn 1,3 USD/thùng so với giá trung bình của chuẩn Oman/Dubai.
Nguồn tin: xangdau.net