Ngày càng có nhiều công ty xuất khẩu hàng hóa từ châu Á sang châu Âu gửi hàng bằng đường hàng không thay vì tàu biển trong bối cảnh hàng loạt cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Thông thường, các nhà sản xuất rất thích vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vì nó rẻ hơn nhiều, nhưng hiện tại, chênh lệch giá đã thu hẹp rất nhiều khi các hãng khai thác tàu container thay đổi hải trình của họ từ Biển Đỏ xuống Mũi Hảo Vọng.
Do đó, nhu cầu vận chuyển hàng không trên các tuyến Á-Âu đã tăng lên và cước phí máy bay cũng tăng: Reuters hôm thứ Tư đưa cước vận chuyển từ Trung Quốc đến châu Âu trong tuần này đã tăng 91% so với tuần trước.
Tuần trước đã chứng kiến một cuộc đọ súng giữa hải quân Mỹ và Anh ở Biển Đỏ với lực lượng Houthi của Yemen, trong đó lực lượng hải quân Mỹ và Anh đã tấn công các mục tiêu trên đất liền ở Yemen. Sau cuộc đọ súng, Houthis tuyên bố tất cả các tàu có liên hệ với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đều sẽ mục tiêu của nhóm này kể từ bây giờ.
Rất nhiều tàu container đã được chuyển hướng khỏi tuyến Biển Đỏ và Kênh đào Suez nhưng nhiều tàu container vẫn đang sử dụng tuyến đường đó, bao gồm cả tàu chở dầu.
Giám đốc điều hành của Chevron hôm thứ Ba cho biết rủi ro ở Biển Đỏ là rất nghiêm trọng và “dường như đang trở nên tồi tệ hơn”. Mặc dù vậy, Chevron vẫn chưa chuyển hướng lại các tàu chở dầu của mình khỏi Biển Đỏ, Mike Wirth cho biết, vì công ty này hợp tác chặt chẽ với Hạm đội thứ năm của Hoa Kỳ.
Không giống như Chevron, Shell đã ngừng vận chuyển dầu thô qua Biển Đỏ, các báo cáo dẫn nguồn thạo tin cho biết vào đầu tuần này.
Việc chuyển đổi từ vận tải đường biển sang hàng không có khả năng đẩy nhu cầu nhiên liệu máy bay lên cao hơn trong thời kỳ khủng hoảng ở Trung Đông.
Yngve Ruud, người đứng đầu bộ phận Hậu cần hàng không tại công ty hậu cần toàn cầu Kühne+Nagel, nói với Reuters: “Chúng tôi đang nói chuyện với nhiều khách hàng về việc tăng công suất nhiên liệu hàng không. Chúng tôi có thể có nhiều cuộc thảo luận và đề xuất hơn bình thường từ 20-30% trong tháng 1.”
Nguồn tin: xangdau.net