Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các nhà phân tích đang phớt lờ rủi ro giá dầu

Giá dầu đã từ bỏ đà tăng có được từ vụ tấn công tàu chở dầu tuần trước tại Vịnh Oman, với nỗi lo suy thoái kinh tế áp đảo căng thẳng địa chính trị và nguy cơ ngừng gián đoạn nguồn cung.

“Sự phản ứng của giá dầu đối với sự leo thang mới nhất ở Trung Đông đã bị dịu lại một cách tương đối do 30% các chuyến hàng dầu toàn cầu đi qua eo biển Hormuz và chỉ một phần nhỏ trong tổng số này có thể chọn đường khác thông qua các đường ống trong trường hợp có xung đột”, Commerzbank viết trong một ghi chú.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran tiếp tục gia tăng khi các quan chức Mỹ tuyên bố rằng một lựa chọn quân sự vẫn đang được bàn bạc. Hôm thứ Hai, Iran nói rằng họ sẽ tăng cường làm giàu uranium và có thể vi phạm các giới hạn được đưa ra trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Khả năng xảy ra một cuộc chiến thảm khốc nữa ở Trung Đông là cao nhất trong ký ức gần đây, nhưng thị trường dầu mỏ phần lớn lại thờ ơ trước rủi ro, thay vào đó lại tập trung tầm nhìn của họ về nền kinh tế đang xấu đi. Gần một nửa trong số các giám đốc tài chính được khảo sát bởi Đại học Duke và CFO Global Business Outlook dự báo sự suy thoái vào giữa năm 2020.

Với sự bi quan đang được gieo rắc, dầu rõ ràng là biến chuyển, mặc dù căng thẳng Mỹ-Iran tăng leo thang.

Theo các dữ liệu của Bloomberg và CFTC, các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác đã tăng đặt cược vào vị thế ngắn cho WTI thêm 46% trong tuần kết thúc vào ngày 11 tháng 6. Các thương nhân rõ ràng là đang đặt cược vào một nền kinh tế yếu kém. “Bên ngoài Hoa Kỳ, sự tăng trưởng của thế giới đang chậm lại là điều không thể nhầm lẫn”, Bill O’Grady, chiến lược gia trưởng thị trường tại Confluence Investment Management LLC, nói với Bloomberg. “Càng nhiều căng thẳng thương mại phát sinh thì càng nhiều khả năng tăng trưởng chậm lại và nếu tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, nó không tốt cho dầu”.

Trong một báo cáo mới, Bank of America Merrill Lynch đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu xuống chỉ còn 0,93 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay và 1 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2020. “Tuy nhiên, có một rủi ro mà chúng ta nhận lãnh là quá lạc quan nếu mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung xấu đi hơn nữa. Thuế quan bổ sung có thể sẽ buộc chúng tôi phải điều chỉnh lại con số của mình thấp hơn”, các nhà phân tích của Bank of America viết. Ngân hàng đầu tư này đã hạ dự báo giá cho WTI và Brent trong nửa cuối năm 2019 xuống còn lần lượt 56 đô la và 63 đô la/thùng, giảm từ mức tương ứng 58 đô la và 68 đô la. Việc hạ dự báo giá này kéo dài đến năm 2020 với Bank of America dự đoán Brent trung bình chỉ 60 USD mỗi thùng và WTI là 54 USD mỗi thùng.

“Lý do giá dầu đang giảm là vì có rất nhiều dầu, và điều đó cũng đúng với rất nhiều loại hàng hóa”, Tim Rudderow, người quản lý 1,5 tỷ đô la tại Mount Lucas Management LP, nói với tờ Wall Street Journal. “Không có thiếu thứ gì”.

Thị trường đang chán nản, nhưng một sự trượt dốc thậm chí sâu hơn vẫn có thể xảy ra. Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch đã giải thích theo cách này: “Nếu Chủ tịch Tập tránh G20 và mua dầu Iran, dầu sẽ xuống 40 USD”. Trong kịch bản này, Chủ tịch Trung Quốc đã hành động và chống sức ép của Mỹ về thuế quan, điều này dẫn đến một làn sóng áp thuế nữa của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Điều đó kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống, do đó làm giảm nhu cầu dầu mỏ. Trong khi đó, ông Tập cũng có thể quyết định tiếp tục mua dầu từ Iran, chống lại áp lực của Mỹ đối với các lệnh trừng phạt. Trong kịch bản đó, xuất khẩu dầu của Iran giảm ít hơn dự kiến. Kết quả cuối cùng là một thị trường dư cung và giá dầu rớt xuống dưới 40 USD.

Ngăn kịch bản cực đoan này, Bank of America nói rằng có một vài yếu tố có thể giúp thị trường dầu phục hồi. Đầu tiên, ngân hàng hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ cắt giảm lãi suất ba lần trong 12 tháng tới. Rồi thì, tất nhiên, OPEC + sẽ gia hạn việc cắt giảm sản lượng, giúp ngăn dầu dư thừa khỏi thị trường. Cuối cùng, chính quyền Trump có thể rút lui khỏi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng trượt dốc.

Hai yếu tố đầu tiên - cắt giảm OPEC+ và sự chuyển sang phe bồ câu của Fed - dường như rất có thể. Nhưng cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc cho thấy không có dấu hiệu chậm lại, bất chấp hàng loạt tin tức xấu. Trong các bình luận cuối tuần qua, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross dường như hạ thấp kỳ vọng về một bước đột phá với Trung Quốc.

“Tôi nghĩ rằng hầu hết những gì sẽ ra từ G-20 có thể là một thỏa thuận để chủ động nối lại các cuộc đàm phán”, ông Ross phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của WSJ hôm Chủ nhật. “Ở cấp độ Tổng thống, họ sẽ không nói chi tiết về cách bạn thực thi một thỏa thuận thương mại”.

“Hầu hết những gì có thể xảy ra là các quy tắc cơ bản mới cho cuộc thảo luận và một số loại lịch trình cho khi có các cuộc đàm phán kỹ thuật chi tiết có thể khôi phục”, ông Ross nói thêm.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM