Lĩnh vực hạ nguồn (downstream) của thị trường dầu khí có lẽ đang phải đối mặt với thời gian thử thách phía trước vì bức tranh nhu cầu cho các sản phẩm đã qua tinh chế như dầu diesel, xăng và hóa dầu dự kiến sẽ thay đổi, và khi nguồn cung dầu thô nặng suy giảm.
Lĩnh vực hạ nguồn trong ngành dầu khí, dành cho những ai chưa biết, bao gồm tất cả các hoạt động ở giai đoạn cuối của toàn bộ quy trình khai thác dầu, cụ thể là nhà máy lọc dầu và nhà phân phối, hay nói chung, là bất cứ điều gì sau khi bơm dầu lên.
Mặc dù lĩnh vực hạ nguồn có thể được cách biệt nhiều hơn so với khu vực thượng nguồn (khoan, thăm dò) từ việc giá cả không ổn định mà đã gây khó khăn cho ngành này thời gian gần đây, nhưng nó phải đối mặt với những thách thức mới trong crack spread biến động (tức là chênh lệch giữa giá dầu thô và sản phẩm hóa dầu) và bối cảnh thay đổi đã thúc đẩy các nhà máy lọc dầu phải thích nghi để tồn tại.
Không giống như khu vực thượng nguồn, khu vực hạ nguồn thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá dầu thô và giá của sản phẩm cuối cùng – chẳng hạn như xăng - còn được gọi là chênh lệch giá crack spread. Điều này có nghĩa là khu vực hạ nguồn đã có một thời gian dễ dàng hơn để chịu đựng sự biến động giá dầu thô gần đây so với khu vực thượng nguồn của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có thách thức và khu vực hạ nguồn hiện đang phải đối mặt với một loạt các thách thức mới mà sẽ khiến các công ty hạ nguồn phải tìm cách thích nghi hoặc là chết.
Dầu thô nặng đắt đỏ hơn khi nguồn cung thắt chặt
Loại dầu thô có sẵn đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lợi nhuận lọc dầu. Các nhà máy lọc dầu được trang bị để xử lý thường là một loại dầu cụ thể, và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran cũng như hạn chế về công suất đường ống ở Canada đã dẫn đến giảm nguồn cung dầu thô nặng cho các nhà máy lọc dầu của Mỹ vốn được trang bị phần lớn để tinh chế dầu nặng thành sản phẩm có thể sử dụng, đẩy giá của loại dầu nặng lên cao và cắt giảm lợi nhuận lọc dầu trong quá trình xử lý. Việc cấu hình lại một nhà máy lọc dầu để xử lý một loại dầu thô khác không phải là vấn đề nhỏ và đòi hỏi thời gian cũng như sự đầu tư. Và sự hạn chế hiện tại này đối với dầu thô nặng có thể là một phần tạm thời của việc các nhà máy lọc dầu không hứng thú để đổ tiền vào việc cấu hình lại nhà máy.
Theo dữ liệu từ Oil Analytics Ltd, được trích dẫn bởi Vancouver Sun, nhiều trong số các nhà máy lọc dầu nằm dọc Bờ biển vùng Vịnh Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung dầu thô nặng này hiện đang thu hẹp lại- và chênh lệch lợi nhuận giữa giá dầu thô nặng và giá thành phẩm hiện đang ở mức thấp nhất mọi thời đại. Chênh lệch giá thấp hơn này đang bào mòn lợi nhuận lọc dầu.
IMO 2020
Không có gì đe dọa – hay mang đến một cơ hội cho- mô hình kinh doanh dầu hạ nguồn hiện tại như IMO 2020, các quy định mới sẽ quy định bao nhiêu Lưu huỳnh có thể được đưa vào nhiên liệu tàu biển. Hiện tại, Lưu huỳnh có thể chiếm 3,5% trong nhiên liệu. Nhưng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, con số đó sẽ giảm xuống chỉ còn 0,5%. Để đạt được điều này, các nhà máy lọc dầu sẽ cần dự đoán một cách kỳ diệu loại nhiền liệu mà chủ tàu sẽ mua khi các quy định mới có hiệu lực - vì người dùng cuối sẽ phải chọn giữa mua nhiên liệu có hàm lượng Lưu huỳnh thấp hơn hoặc lắp đặt máy lọc (với chi phí đáng kể ) để giảm thiểu hàm lượng lưu huỳnh. Đối với các nhà máy lọc dầu, đây có thể là một cơ hội để gặt hái lợi nhuận cao hơn với nhiên liệu cao cấp hơn với ít Lưu huỳnh hơn, nếu bạn muốn. Hoặc, nó có thể đồng nghĩa là không có gì mới xảy ra cả, khi các chủ tàu tự mình giải quyết vấn đề Lưu huỳnh. Do sự không chắc chắn liên quan đến việc dự đoán nhu cầu, các nhà máy lọc dầu đang ở trong tình trạng không chắc chắn để có phản ứng ngay bây giờ, trước khi biết những điều đã biết. Bởi vì việc sản xuất nhiên liệu với ít Lưu huỳnh hơn có nghĩa là tăng thêm chi phí xuất phát từ việc cấu hình lại các nhà máy lọc dầu của họ, việc sử dụng sai có thể là thảm họa. Mặt khác, các nhà máy lọc dầu mà chọn tinh chế như bình thường có thể không tìm thấy thị trường cho nhiên liệu có hàm lượng Lưu huỳnh cao hơn.
IEA đã có một bức tranh không mấy màu hồng về ý nghĩa của điều này đối với các nhà máy lọc dầu:
“Các nhà tinh chế toàn cầu sẽ bị áp lực rất lớn bởi các sản phẩm thay đổi. Nếu các nhà tinh chế hoạt động ở mức sử dụng tương tự như ngày nay, họ sẽ khó có thể sản xuất được khối lượng dầu khí cần thiết. Nếu họ tăng nguồn dầu thô đầu vào để sản xuất khối lượng dầu khí cần thiết, thì lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng bất lợi bởi luật lợi nhuận giảm dần. Để tăng sản lượng dầu khí, các sản phẩm ít giá trị hơn ở đỉnh và đáy thùng sẽ được sản xuất song song, điều này có khả năng sẽ thấy lợi nhuận cho các sản phẩm này suy yếu và làm giảm biên lợi nhuận”.
Xăng và dầu diesel được sử dụng cho giao thông vận tải chiếm khoảng một nửa nhu cầu dầu. Điều này khiến cho nhu cầu dầu về mặt lý thuyết dễ bị tổn thương trước sự tấn công của phân khúc xe điện. Thị trường này đã làm nghẹt thở ngành dầu mỏ trong một vài năm, mặc dù nó chưa có tác động rõ rệt đến nhu cầu dầu.
Tuy nhiên, mối đe dọa là có thực, và trong tương lai các nhà máy lọc dầu có thể thấy nhu cầu đối với các sản phẩm tinh chế này giảm dần (hay đúng hơn là tăng trưởng chậm lại) trong những thập kỷ tới.
Thuế quan cho Mexico
Lần gần đây nhất trong các vụ gây chấn động nhà máy lọc dầu là khi Tổng thống Donald Trump chỉ ra rằng Hoa Kỳ có thể đánh thuế 5% đối với tất cả hàng hóa Mexico. Hoa Kỳ nhập khẩu tới 700.000 thùng dầu mỗi ngày từ Mexico, theo Reuters. Số dầu này được tinh chế, và sau đó Mexico nhập khẩu một triệu thùng mỗi ngày các sản phẩm đã qua tinh chế này.
Với lưu lượng năng lượng tự do không có biên giới này đang gặp nguy hiểm, các nhà máy lọc dầu của Mỹ có thể thấy một mối đe dọa khác trên mặt trận này khi một nguồn dầu thô nữa có khả năng trở nên tốn kém hơn, ăn mòn lợi nhuận của nhà máy lọc dầu.
Nguồn tin: xangdau.net