Việc Trung Quốc tăng cường công suất lọc dầu đang đe dọa khả năng tồn tại của các nhà máy lọc dầu khác ở châu Á vì nước này sắp trở thành nơi lọc dầu lớn nhất thế giới trong năm nay trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu vẫn trì trệ.
Bloomberg đưa tin rằng công suất lọc dầu của quốc gia này đã tăng gấp ba lần trong 20 năm qua và đang trên đà vượt công suất lọc dầu của Mỹ trong năm nay khi có thêm nhiều nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động.
Tính đến tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc có 1,4 triệu thùng công suất lọc dầu mới mỗi ngày đang được xây dựng. Khối lượng này, được phân bổ cho bốn dự án lọc dầu, sẽ tăng thêm hơn 1 triệu thùng/ngày vào công suất mới đã được bổ sung kể từ năm 2019.
Bất chấp lo ngại rằng công suất này sẽ không được sử dụng, đặc biệt là với nhu cầu dầu có khả năng ngừng tăng trong tương lai gần, nhưng Trung Quốc gần đây đã tiếp tục thực hiện một dự án lọc dầu khác: tổ hợp lọc hóa dầu Yulong ở Sơn Đông, trung tâm của ngành lọc dầu độc lập của Trung Quốc.
Với công suất 400.000 thùng/ngày, cơ sở Yulong sẽ tiêu tốn khoảng 20 tỷ USD.
Năm nay sẽ chứng kiến sự bổ sung của hai dự án khác: một là của CNPC và dự án còn lại của Tập đoàn Shengdong. Hai dự án này sẽ nâng tổng công suất của Trung Quốc thêm 36 triệu tấn dầu thô — hơn 700.000 thùng/ngày dựa trên hệ số chuyển đổi là 7,33 thùng trên một tấn dầu thô.
Bên cạnh lo ngại rằng phần lớn công suất này có thể trở nên dư thừa, thì cũng có một nguy cơ thực sự là năng lực xuất khẩu sản phẩm dầu của Trung Quốc tăng lên đang kìm hãm sự cạnh tranh trong khu vực, theo Bloomberg. Các cơ sở của Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore hiện đang gặp khó khăn vì suy giảm nhu cầu liên quan đến đại dịch, trong khi nhiên liệu và các dẫn xuất dầu khác đến từ Trung Quốc nhiều hơn. Một số nhà máy lọc dầu ở Australia và Philippines đã đóng cửa hoàn toàn vì họ không thể cạnh tranh lại.
Nguồn tin: xangdau.net