Năm 2020 có vẻ là một năm tăng giá đối với dầu thô với một số yếu tố chính thúc đẩy giá cao hơn trên toàn cầu.
Các quy định IMO 2020 đã bắt đầu có hiệu lực và hiệp ước thương mại Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận giai đoạn một là một trong những điều cấp thiết nhất.
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ - hiện là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới - và Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - đã đồng ý gian đoạn một của một thỏa thuận thương mại sau gần 18 tháng áp dụng thuế quan trả đũa, mà qua đó có thể thấy nhu cầu dầu thô tăng lên một lần nữa.
Chính phủ Trung Quốc và Mỹ đã đưa ra các tuyên bố vào giữa tháng 12 nói rằng họ đã đạt được thỏa thuận tạm thời.
Thỏa thuận này dự kiến sẽ có tác động tăng giá đối với dầu thô vì nó có thể khởi động lại mạnh mẽ nền kinh tế Trung Quốc, nquốc gia đã cho thấy một loạt các chỉ số kinh tế chậm lại kể từ khi bắt đầu tranh chấp thương mại.
Cả hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc đều tỏ ra thận trọng về bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào đang được hoàn tất. Nếu được phê chuẩn, thỏa thuận thương mại mới có thể chứng kiến sự bùng nổ cho hàng hóa Trung Quốc được xuất khẩu sang Mỹ, điều này sẽ làm tăng nhu cầu về dầu thô.
Tuy nhiên, nếu các mối quan hệ thương mại mong manh đột nhiên tan rã, nó có thể gây ra sự bán tháo mạnh mẽ và gây ra sự đình trệ tăng trưởng kinh tế trong suốt cả năm.
Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ, khiến Trung Quốc tức giận, và cũng gây ra một số thiệt hại cho nền kinh tế địa phương - đây có thể là một trong những lý do khiến một thỏa thuận có thể bị chựng lại.
IMO 2020
Tháng 1 đã bắt đầu chứng kiến việc thực hiện các quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế từ IMO 2020 về nhiên liệu tàu biển. Các quy tắc này ngăn tàu sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh 0,5% trở lên hoặc phải lắp đặt hệ thống lọc nhiên liệu đắt tiền trên tàu khi chúng sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn.
Việc áp dụng IMO 2020 đã có tác động tăng giá trên thị trường dầu thô ngọt trong năm 2019 vì nhu cầu đối với nhiên liệu tuân thủ IMO ngày càng tăng. Dự kiến một số loại ngọt hơn sẽ tiếp tục có giá cao hơn trong năm 2020 khi thị trường tự điều chỉnh theo các quy tắc có hiệu lực.
Nguồn: ICIS
Đầu năm nay, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA đã dự báo sự gia tăng hoạt động tinh chế của các nhà máy lọc dầu của Mỹ trong những tháng cuối năm 2019, một phần do việc triển khai IMO.
EIA dự đoán rằng các nhà máy lọc dầu của Mỹ sẽ tăng 3% từ năm 2019 lên mức kỷ lục 17,5 triệu thùng/ngày vào năm 2020, dẫn đến mức sử dụng công suất của nhà máy lọc dầu trung bình 93% vào năm 2020.
Mô hình của Goldman Sachs cho thấy rằng việc tuân thủ IMO 2020 sẽ là trên 85% và dự báo giá Brent ở mức 60 USD/thùng vào năm 2020 với lợi nhuận tinh chế xăng theo hướng tăng hơn so với trước đây.
CẮT GIẢM CỦA OPEC
Nguồn: OPEC
Thông báo về việc cắt giảm đã nhận được phản ứng với sự gia tăng nhỏ của giá dầu thô, nhưng không có kỳ vọng cao trên thị trường cho việc cắt giảm sẽ tạo điều kiện tăng giá trong dài hạn.
Mỹ hiện đang sản xuất cao nhất từ trước đến nay, sản lượng đạt 10,99 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và tăng trong năm 2019, theo EIA, một phần nhờ vào sản lượng đá phiến, có thể làm giảm hiệu ứng cắt giảm. Na Uy và Brazil cũng đang sản xuất gần mức kỷ lục.
Tổ chức này đã lên lịch cuộc họp tiếp theo vào tháng 3, với cắt giảm thêm và viễn cảnh gia hạn có thể được thực hiện.
Libya, Iran và Venezuela đều được miễn trừ cắt giảm vì nền kinh tế của họ được coi là không thể chịu đựng được bất kỳ sự sụt giảm nào về thu nhập mà việc cắt giảm có thể gây ra.
CĂNG THẲNG ĐỊA CHÍNH TRỊ
Thế giới sẽ tiếp tục gặp phải sự gián đoạn đối với sản lượng và giá cả do căng thẳng địa chính trị vào năm 2020.
Libya có kế hoạch tăng mạnh sản xuất trong vài năm tới dự kiến sẽ tiếp tục chịu sức ép từ cuộc nội chiến trong nước, vốn thường xuyên làm ảnh hưởng sản xuất từ các cánh đồng dầu.
Iran và Iraq đều đang chịu thiệt hại do những căng thẳng trong nước, với Iran đang gồng gánh với những cuộc biểu tình chết người do giá nhiên liệu tăng, trong khi các cuộc biểu tình của Iraq về tham nhũng đã chứng kiến những nỗ lực gây tràn vào các cảng và các cơ sở khác có thể sẽ tiếp tục trong năm tới.
Căng thẳng Trung Đông gần đây đã tăng mạnh sau khi Mỹ thực hiện cuộc không kích chống lại nhóm dân quân Kataib Hezbollah ở Iraq và Syria.
TRIỂN VỌNG CHUNG NĂM 2020
Triển vọng cho tháng 1 có vẻ hỗ trợ cho dầu thô. Thỏa thuận của một hiệp ước thương mại Mỹ-Trung sẽ cho thấy nhu cầu dầu tăng lên khi triển vọng kinh tế được cải thiện sau 18 tháng bất ổn.
Điều này được kết hợp với nhu cầu cao liên tục đối với các loại dầu ngọt nhẹ để tuân thủ các quy tắc IMO 2020 về lưu huỳnh, điều này đã khiến một số loại đạt mức giá kỷ lục.
Nguồn:xangdau.net/ICIS