Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran đe dọa thị trường năng lượng toàn cầu

Vòng trừng phạt mới nhất của Hoa Kỳ đối với Iran, hiện nhắm vào các nhà máy lọc dầu được gọi là ‘teapot’ của Trung Quốc - các cơ sở nhỏ, do tư nhân sở hữu - báo hiệu quyết tâm ngày càng tăng trong việc siết vòng vây kinh tế xung quanh chính quyền Tehran. Với những hậu quả tiềm tàng vượt xa bản thân Iran, những động thái này có thể định hình lại địa chính trị, phá vỡ nền kinh tế toàn cầu và gây chấn động khắp thị trường năng lượng.

Mặc dù vẫn chưa có tình huống "áp lực tối đa" - khi xuất khẩu dầu của Iran có thể giảm từ 1,5 triệu thùng mỗi ngày xuống gần bằng 0 - Washington đang tăng cường nỗ lực đưa Tehran trở lại bàn đàm phán để có một thỏa thuận hạt nhân mới. Tuy nhiên, áp lực leo thang có thể đẩy giá dầu tăng cao, mâu thuẫn với mục tiêu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là hạ giá năng lượng để chống lạm phát, như ông đã hứa trong bài phát biểu nhậm chức vào tháng 1. Dữ liệu của Rystad Energy về dòng chảy thương mại dầu mỏ cho thấy hầu hết lượng dầu thô xuất khẩu của Iran đều đi đến Trung Quốc, do đó, để đạt được áp lực tối đa hiệu quả sẽ cần sự hợp tác từ chính phủ Trung Quốc.

Việc nhắm mục tiêu vào một người mua Trung Quốc cũng có thể báo hiệu áp lực đối với Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran, nhằm giảm hoặc ngừng mua. Đây là vòng trừng phạt thứ tư và áp lực đang gia tăng sau mỗi vòng. Chỉ vài ngày trước, Hoa Kỳ đã thu hồi lệnh miễn trừ trừng phạt cho phép Iraq mua điện từ Iran, càng gia tăng thêm sức ép kinh tế đối với Tehran,

Hiệu quả của các lệnh trừng phạt này trong việc buộc Iran phải đàm phán vẫn chưa rõ ràng. Phân tích của Rystad Energy cho thấy, nếu Iran vẫn không phản hồi, Hoa Kỳ có thể áp dụng thêm các lệnh trừng phạt. Trump đã nhiều lần ra hiệu mong muốn có một thỏa thuận hạt nhân mới, thúc giục Iran quay lại bàn đàm phán. Mặc dù tác động tức thời của các lệnh trừng phạt này có thể bị hạn chế, nhưng chúng gửi đi một tín hiệu rõ ràng về ý định gia tăng áp lực đối với Iran của chính quyền Hoa Kỳ

Ngoài ra, quyết định của OPEC+ về việc tăng sản lượng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với áp lực tối đa đối với Iran. Giá dầu giảm gần đây - một phần là do sự gia tăng sản lượng từ OPEC+ - có thể tạo ra một môi trường thuận lợi để Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt hơn đối với Iran.

Với giá dầu dao động quanh mức 70 đô la một thùng, các điều kiện thị trường hiện tại có thể mang lại cho Hoa Kỳ một lợi thế chiến lược. OPEC+ có thể đang tăng sản lượng để chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt tiềm tàng của Hoa Kỳ, giúp bù đắp khoản thiếu hụt lên tới 1,5 triệu thùng mỗi ngày từ xuất khẩu của Iran mà không làm mất ổn định giá dầu toàn cầu.

Đáng chú ý là xuất khẩu dầu thô của Iran đã tăng vọt vào tháng 1 lên gần 1,5 triệu thùng/ngày, con số cao nhất kể từ tháng 5 năm 2024 và là mức cao thứ hai kể từ tháng 3 năm 2019. Sự gia tăng này có thể cho thấy kỳ vọng của Tehran về áp lực sắp tới từ Hoa Kỳ.

Nguồn tin: xangdau.net/Rystad Energy

ĐỌC THÊM