Quyết định cắt giảm sản lượng tại cuộc họp mới đây của OPEC+ cho tháng 11 có nghĩa là Nhà Trắng phải chuẩn bị một kế hoạch mới lại từ đầu và sự xuất hiện trở lại của các cuộc thảo luận về “NOPEC”, một liên minh gồm các nước mua dầu và khí đốt phương Tây có thể hoặc không phải là câu trả lời cho ảnh hưởng đến thị trường theo ý muốn. Hôm thứ Tư, OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang vật lộn với tác động tiêu cực liên tục từ cuộc xâm lược Ukraine của Putin và các lệnh trừng phạt của phương Tây, là một dấu hiệu cho thấy OPEC đang đứng về phía Nga một cách có chủ đích, dầu mỏ và chính trị đã trở nên gắn bó với nhau một cách rõ ràng trên bình diện liên minh.
Với việc Tổng thống Joe Biden hiện cam kết sẽ “tham khảo ý kiến Quốc hội” về các giải pháp để “giảm bớt sự kiểm soát của OPEC đối với giá năng lượng”, dự luật NOPEC một lần nữa lại được chú ý tới.
Tình hình hiện tại làm gợi nhớ đến những ngày đầu của cuộc xung đột tại Ukraine khi Mỹ và châu Âu đưa ra ý tưởng thành lập một liên minh mua dầu và khí đốt.
Nhưng Hoa Kỳ đã hành động nhiều hơn là nói. Trở lại vào tháng 5, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật Không sản xuất và xuất khẩu dầu (NOPEC) nhằm bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ khỏi sự gia tăng đột biến về chi phí xăng và dầu sưởi, mặc dù một số nhà phân tích cảnh báo NOPEC cũng có thể mang lại một số nguy hiểm và những hậu quả khôn lường.
Dự luật sẽ làm thay đổi luật chống độc quyền của Hoa Kỳ để thu hồi quyền miễn trừ có chủ quyền từ lâu đã bảo vệ OPEC và các công ty dầu mỏ quốc gia của nhóm khỏi các vụ kiện, cho phép Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ kiện OPEC hoặc các thành viên của tổ chức này ra tòa án liên bang. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác bằng cách nào mà một tòa án liên bang Hoa Kỳ có thể thực thi các quyết định chống độc quyền tư pháp đối với các quốc gia nước ngoài, chưa kể đến việc các quốc gia khác có thể trả đũa bằng cách thực hiện hành động tương tự đối với Hoa Kỳ, chẳng hạn như giữ lại sản lượng nông nghiệp để hỗ trợ canh tác trong nước.
Liên minh mua dầu
Đầu năm nay, Thủ tướng Ý, Mario Draghi, đã đưa ra một kế hoạch triệt để nhằm kiềm chế đà tăng giá dầu. Cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu đưa ra ý tưởng thành lập một "liên minh" các nhà tiêu thụ dầu tại cuộc họp với tổng thống Joe Biden để tăng khả năng thương lượng của họ tương tự như cách các quốc gia sản xuất dầu lớn nhất cùng nhau thông qua OPEC để thống nhất hạn ngạch sản xuất dầu hàng năm.
Hai bên đã gặp nhau tại Nhà Trắng vào thứ Ba để cùng nhau thảo luận lập trường của họ về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và suy thoái kinh tế từ cuộc xung đột này.
Ông Draghi bình luận, “Cả hai chúng tôi đều không hài lòng về cách thức hoạt động, về dầu mỏ cho Mỹ và khí đốt cho châu Âu. Giá cả không có bất kỳ mối quan hệ nào với cung và cầu”.
Theo tổ chức tư vấn độc lập Bruegel có trụ sở tại Brussels, kể từ tháng 9 năm 2021, Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha - bốn trong số các nền kinh tế lớn nhất của EU - đã chi từ 20 đến 30 tỷ € để hạ giá năng lượng một cách bắt buộc. Tuy nhiên, các khoản trợ cấp này được coi là ít lý tưởng vì chúng giúp tài trợ cho Moscow, làm tiêu hao tài chính công và gây hại cho môi trường.
Draghi và Biden cũng thảo luận về việc thực hiện giới hạn giá khí đốt bán buôn, một ý tưởng được Ý thúc đẩy trong EU. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu lúc đầu đã phản đối việc đặt giới hạn giá đối với dầu và khí đốt của Nga. Theo Ủy ban châu Âu, giới hạn giá dầu chỉ nên là biện pháp cuối cùng cho trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như trong trường hợp Nga cắt toàn bộ khí đốt tới EU. Quyết định của EC dường như đã bị ảnh hưởng bởi một bộ phận tiêu biểu các nhà phân tích, những người cho rằng giới hạn giá có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu khí hậu của EU, bằng cách khuyến khích tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn.
Roberto Cingolani, Bộ trưởng phụ trách chuyển đổi sinh thái của Ý nói với tờ Guardian, “Các quốc gia phản đối ý tưởng bảo vệ khái niệm thị trường tự do… thị trường tự do này đã cho phép giá khí đốt tăng gấp 5 hoặc 6 lần mà không có lý do thực tế, ví dụ như sự thiếu hụt, đã ảnh hưởng đến chi phí điện. Người dân không thể chịu được chi phí và các doanh nghiệp phải chịu chi phí năng lượng cao trong quá trình sản xuất”.
Chỉ gần đây mọi người mới cùng nhất trí, khi các đại sứ của Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận vào hôm thứ Tư để áp đặt một gói trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm cấm vận chuyển hàng hải đối với dầu của Nga đến các nước bên thứ ba trừ khi dầu được bán dưới hoặc ở một mức giá trần.
Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã dễ dàng tiếp thu ý tưởng thành lập một liên minh mua khí đốt tự nhiên sau khi EU đồng ý vào tháng 3 về việc sử dụng sức mạnh đáng kể của liên minh để có được giá khí đốt tốt hơn.
“Chúng ta có đòn bẩy quan trọng. Vì vậy, thay vì trả giá cao hơn và đẩy giá lên, chúng ta nên cùng nhau hiệp sức”, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, tuyên bố.
Điều này có lẽ là hợp lý khi trước chiến tranh Ukraine, 40% khí đốt của EU và 25% dầu của khối này đến từ Nga.
Trong khi đó, Michael Bloss, một MEP Xanh của Đức, gợi ý rằng EU nên lập ra một liên minh của những nước tiêu thụ dầu mỏ với các quốc gia phát triển khác bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước đại diện cho “một thị phần tiêu thụ dầu lớn” trên thị trường toàn cầu.
“Nếu họ cùng nói rằng đây là mức giá mà chúng ta sẽ phải trả, không được cao hơn thế, thì những người bán sẽ phải tuân theo… Thời điểm đặc biệt này cần phải có những hành động đặc biệt.”
Dư luận
Các phiên bản trước đây của dự luật NOPEC đã thất bại do vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhóm công nghiệp dầu mỏ, bao gồm Viện Dầu khí Mỹ (API).
Một số nhà phân tích cũng đã cảnh báo dự luật này có thể dẫn đến phản tác dụng ngoài ý muốn và các quốc gia OPEC có thể trả đũa theo những cách khác. Chẳng hạn như, vào năm 2019, Ả Rập Xê Út đã đe dọa bán dầu của mình bằng các đơn vị tiền tệ khác với đồng đô la Mỹ nếu Washington thông qua một phiên bản của dự luật NOPEC. Một động thái như vậy sẽ làm giảm tầm ảnh hưởng của Washington trong thương mại toàn cầu bằng cách làm suy yếu vị thế của đồng đô la như là đồng tiền dự trữ chính của thế giới, đồng thời làm suy yếu khả năng của Hoa Kỳ trong việc thực thi các lệnh trừng phạt đối với các quốc gia. Ả Rập Xê Út cũng có thể trả đũa bằng cách mua vũ khí ở nơi khác, do đó làm mất việc kinh doanh béo bở của các nhà thầu quốc phòng Mỹ.
Chính quyền Biden cũng có thể cố gắng thuyết phục các nhà sản xuất ngoài OPEC tăng sản lượng. Trong một động thái đoàn kết hiếm hoi vào năm ngoái, các nước ngoài OPEC đã đồng ý tham gia cùng OPEC trong một thỏa thuận hạn chế sản lượng. Nhưng họ cũng phải vật lộn để tăng cường sản xuất trong một thị trường eo hẹp bất thường. Các nhà sản xuất dầu ngoài OPEC là các quốc gia sản xuất dầu thô ngoài OPEC bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc.
Một thách thức lớn khác: các nước ngoài OPEC có mức tiêu thụ cao và do đó, khả năng xuất khẩu hạn chế. Quả thật, nhiều nhà nhập khẩu dầu ròng mặc dù có sản lượng cao, có nghĩa là họ có ảnh hưởng rất ít đến giá dầu. Tuy nhiên, với việc phát hiện ra dầu và khí đá phiến, các nhà sản xuất dầu ngoài OPEC, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã có được sản lượng tăng và thị phần lớn hơn trong thời gian gần đây. Mặc dù điều này đã thay đổi cuộc chơi, nhưng công nghệ dầu đá phiến đòi hỏi các khoản đầu tư trả trước đáng kể, làm ngán đường các nhà sản xuất dầu đá phiến.
Cho đến nay, bồi thẩm đoàn vẫn chưa biết liệu các nhà sản xuất ngoài OPEC có thể có tác động đáng kể đến giá dầu thô hay không. Mức sản xuất cao từ các thành viên ngoài OPEC từ năm 2002 đến năm 2004 và một lần nữa vào năm 2010 đã không thể kích hoạt giá giảm mà thay vào đó khiến giá dầu tăng cao, chủ yếu là do họ thiếu thị phần đủ để ảnh hưởng đến giá dầu. Tuy nhiên, sản lượng cao từ năm 2014 đến năm 2015 đã khiến giá giảm khi các chuyên gia cho rằng giá giảm là do sự gia tăng nguồn cung từ các nhà sản xuất OPEC có thị phần bị đe dọa bởi các nhà sản xuất ngoài OPEC.
Điều đó nói lên rằng, một liên minh do EU dẫn đầu có thể thực sự phát huy hiệu quả.
Trở lại vào tháng 4, EU đã ra mắt Nền tảng cho việc mua chung khí đốt, LNG và hydro. Nền tảng này nhằm giúp đảm bảo an ninh nguồn cung, đặc biệt là để tái tích trữ các cơ sở lưu trữ khí đốt kịp thời cho mùa đông tới. Nền tảng này cho đến nay đã thành công: kho chứa khí đốt của châu Âu đang được làm đầy sớm hơn khoảng 9 tuần so với năm ngoái, một thành tích ấn tượng ngay cả khi dòng chảy từ Nga đã bị cắt giảm nghiêm trọng. Theo số liệu của Cơ sở hạ tầng khí Châu Âu (GIE), mức dự trữ khí đốt của châu Âu đạt gần 90%, và thậm chí đã vượt mức trung bình 5 năm. Tuy nhiên, đối với việc thực sự kiểm soát giá khí đốt, tổ chức này dường như không đạt được nhiều thành công: chi phí bổ sung các kho dự trữ khí đốt tự nhiên ở châu Âu ước tính lên tới hơn 50 tỷ euro (51 tỷ USD), gấp 10 lần so với mức trung bình lịch sử để đổ đầy kho dự trữ trước mùa đông.
Nguồn tin: xangdau.net