Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các dự báo về tình trạng thiếu hụt dầu mâu thuẫn với dự báo kinh tế ảm đạm

Trong khoảng hai tháng nay, các tín hiệu từ thị trường dầu đã đẩy các nhà giao dịch từ thái cực này sang thái cực khác, khi những yếu tố hỗ trợ và kìm hãm giá xuất hiện cùng một lúc, cụ thể là, suy giảm kinh tế toàn cầu đối lập với lo ngại về tình trạng thiếu hụt. Trong vài tuần qua, tình trạng giằng co này ngày càng gia tăng. Kết quả là, thị trường dầu đã trở thành một nơi rất khó hiểu.

Ví dụ, vào đầu tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã đưa ra một cảnh báo ảm đạm về nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, Cố vấn Kinh tế và Giám đốc Nghiên cứu của IMF, Pierre-Olivier Gourinchas, đã viết rằng “Sự suy giảm năm 2023 sẽ diễn ra trên diện rộng, với các quốc gia chiếm khoảng một phần ba nền kinh tế toàn cầu bị thu hẹp trong năm nay hoặc năm tới.

Ba nền kinh tế lớn nhất là Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực đồng euro sẽ tiếp tục đình trệ. Nhìn chung, những cú sốc trong năm nay sẽ khơi lại vết thương kinh tế vốn chỉ được hàn gắn một phần sau đại dịch. Nói tóm lại, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến và đối với nhiều người, năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái”.

Đương nhiên, một dự báo như vậy là khá ảm đạm giá đối với dầu, nhưng đồng thời, những cảnh báo đã xuất hiện liên tục về tình trạng của thị trường dầu diesel. Tồn kho nhiên liệu chưng cất của Hoa Kỳ đang ở mức thấp kỷ lục, nhu cầu vẫn mạnh và lệnh cấm vận của EU sắp có hiệu lực đối với nhiên liệu Nga đều góp phần vào sự thiếu hụt, mà nguyên nhân ban đầu là do giảm công suất lọc dầu ở cả Châu Âu và Hoa Kỳ, cùng với nhu cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến ​​sau các đợt phong tỏa do đại dịch.

Tình hình cũng trở nên tồi tệ hơn qua mỗi ngày. CNBC gọi đây là sự kết hợp của nhiều yếu tố tồi tệ nhất, khi tồn kho thấp kết hợp với nhu cầu tăng cao trước mùa đông, đó là công thức khiến giá thậm chí cao hơn lan sang khắp các ngành và đánh vào túi tiền vốn đã cạn của người tiêu dùng.

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng dầu diesel cũng có thể khiến nhu cầu dầu giảm, nhưng chỉ về mặt lý thuyết. Diesel là nhiên liệu cho các nền kinh tế hoạt động. Sự phá hủy nhu cầu sẽ chỉ xuất hiện khi tình hình nguồn cung trở nên thảm khốc, và điều này chắc chắn sẽ kéo theo sự suy thoái. Tuy nhiên, ngay cả khi như vậy thì sự phá hủy nhu cầu cũng sẽ rất hạn chế - giống như dầu, các dẫn xuất của nó khá kém co giãn khi nói về giá cả.

Số liệu mới nhất về các giao dịch đang nói lên điều đó. Nhà báo John Kemp của Reuters viết rằng trong khi các nhà đầu cơ lớn đã mua hai đợt dầu thô lớn trong bốn tuần qua, ở mức 62 triệu thùng và 47 triệu thùng, và sau đó thực hiện hai đợt bán lớn, ở mức 34 triệu thùng và 50 triệu thùng trong cùng thời gian.

Trong khi đó, OPEC đã nâng dự báo về nhu cầu dầu dài hạn và một lần nữa lặp lại lời kêu gọi đầu tư mới vào nhiên liệu hóa thạch, chỉ vài ngày sau khi IEA cho biết nhu cầu dầu và khí đốt sắp đạt đỉnh trong một vài năm ngắn ngủi khi chúng ta mở rộng công suất gió và năng lượng mặt trời.

 Tổng thư ký OPEC Haitham Al Ghais cho biết tại hội nghị ADIPEC ở UAE, được Reuters dẫn lời: “Con số đầu tư tổng thể cho lĩnh vực dầu là 12,1 nghìn tỷ USD tính đến năm 2045”.

“Tuy nhiên, tình trạng thiếu đầu tư lâu năm vào ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu trong những năm gần đây, do suy thoái của ngành, đại dịch COVID-19, cũng như các chính sách tập trung vào việc chấm dứt tài trợ vốn cho các dự án nhiên liệu hóa thạch, là nguyên nhân chính gây lo ngại.”

Điều này có nghĩa là nguồn cung dầu trong tương lai với khối lượng tương ứng với nhu cầu hoàn toàn không được đảm bảo. Việc xây dựng năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng không đảm bảo vì sự thiếu hụt đồng đang diễn ra, điều mà hai giám đốc điều hành công ty khai thác mỏ đã cảnh báo trong vài tuần qua là sẽ rất nghiêm trọng. Ngoài ra, Indonesia đang cân nhắc về một tổ chức theo kiểu OPEC dành cho các công ty khai thác kim loại cho pin, điều này sẽ khiến chuỗi cung ứng cho quá trình chuyển đổi năng lượng càng trở nên khó khăn hơn.

Đầu tư vào sản xuất dầu mới dường như vẫn chưa đồng bộ và sẵn sàng đi vào hoạt động, trong bối cảnh kịch bản nhu cầu đạt đỉnh. Điều này cho thấy thị trường dầu sẽ vẫn là một nơi cực kỳ không chắc chắn cho tương lai gần, hoặc ít nhất là cho đến khi những quốc gia được cho là sẽ rơi vào suy thoái kinh tế.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM