Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các công ty dầu mỏ Canada đang chi trả cổ tức thay vì mở rộng sản xuất

Khoảng hai năm trước đây, OPEC+ đã đặt cược rằng họ có thể hạn chế sản lượng dầu và đẩy giá dầu thô lên cao hơn mà không làm giải phóng nguồn cung từ các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ. Quả thật, Ả Rập Xê Út kiên quyết cho rằng thời kỳ vàng son của đá phiến Mỹ đã qua khi giá dầu lao dốc khiến hàng trăm công ty phải ngừng kinh doanh. Và ván bài này của OPEC+ chắc chắn đã thành công, với giá dầu phục hồi mạnh mẽ và WTI vượt mốc 80 USD/thùng lần đầu tiên trong bảy năm.

Trong khi đó, mặc dù những dự báo ảm đạm về cái chết của đá phiến Mỹ dường như đã thái quá, nhưng các công ty khoan đá phiến đã cắt giảm đáng kể sản lượng và chủ yếu mắc kẹt với cam kết cắt giảm chi phí, chi trả cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phiếu và giảm nợ.

Và những người hàng xóm của họ ở phía Bắc cũng đang rơi vào tình thế mắc kẹt tương tự, mặc dù đầy ắp tiền mặt.

Sau nhiều năm trong tình trạng khó khăn, khu vực dầu mỏ đang chật vật của Canada đang có một đợt bùng nổ hiếm gặp, với doanh thu từ dầu và khí đốt dự kiến ​​sẽ đạt mức kỷ lục trong năm nay nếu giá tiếp tục tăng cao.

Điển hình, trong thời kỳ bùng nổ dầu mỏ trước đây sau đợt suy thoái, khu vực khai thác dầu của Canada đã trải qua một mô hình có thể dự đoán được về các công ty khởi nghiệp mới mở cửa hàng — giá đất tăng cao và các công ty thu hẹp sản xuất. Nhưng mọi thứ đang diễn ra khác trong chu kỳ bùng nổ hiện tại, bất chấp nhu cầu dầu phục hồi và giá dầu ở mức cao trong nhiều năm.

Giám đốc điều hành Brian Schmidt của Tamarack Valley Energy (OTCPK: TNEYF) đã nói với Trumg tâm phát thanh Truyền hình Canada (CBC): “Tôi chưa bao giờ thấy loại phản ứng này đối với sự gia tăng nhu cầu trước đây”.

Các nhà sản xuất Bắc Mỹ đang phải đối mặt với một tình thế khó xử thực sự. Điều này không chỉ bởi vì họ đã cam kết giảm hoạt động khoan để trả lại phần lớn dòng tiền thặng dư cho cổ đông dưới dạng cổ tức và mua lại cổ phiếu, mà còn vì nhu cầu dầu đang tăng mạnh.

Một báo cáo gần đây của BMO Capital Markets công bố trong tháng này cho biết nhu cầu dầu toàn cầu "sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần và sớm đạt mức cao kỷ lục."

Báo cáo cho biết nhu cầu có thể tăng 4,6 triệu thùng/ngày trong năm nay, và đạt mức 100 triệu thùng/ngày. Đó là một bước nhảy vọt khi OPEC+ đang vật lộn để đạt được hạn ngạch của mình. Theo một báo cáo hồi tháng 10, chỉ một số ít thành viên OPEC có khả năng khai thác cao hơn so với mức hiện tại. Amrita Sen của Energy Aspects nói với Reuters rằng chỉ có Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Iraq và Azerbaijan là có thể thúc đẩy sản xuất để đáp ứng hạn ngạch OPEC đặt ra, trong khi tám thành viên khác có thể gặp khó khăn do sản lượng sụt giảm mạnh và nhiều năm thiếu sự đầu tư.

Báo cáo của BMO cho biết lĩnh vực dầu khí Bắc Mỹ đang có được vị thế tài chính mạnh nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, phần lớn tiền mặt thặng dư sẽ được chia cho các cổ đông thay vì đi khoan giếng mới.

Canada Natural Resources, Suncor Energy (NYSE: SU), Cenovus Energy (NYSE: CVE), và Imperial Oil (NYSE: IMO) đều đã tăng chi tiêu vốn và kỳ vọng sản xuất dầu trong năm nay. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn lần này so với những năm trước là các công ty đang chọn chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu và bơm thêm dầu ra khỏi các giếng dầu hiện có thay vì tham gia vào các dự án mở rộng lớn mới.

Tại Mỹ, sản lượng của lưu vực Permian bắt đầu tăng trở lại nhờ tỷ lệ hoàn thiện cao từ các giếng hiện có, mặc dù nó đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể số lượng giếng khoan nhưng chưa hoàn thành (DUC). Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), DUC tại Permian đã đạt đỉnh vào tháng 7 năm 2020 ở mức 3.705, nhưng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm là 1.869 vào tháng 9 năm 2021. Tồn kho DUC tại Permian đã giảm 125 vào tháng 9, thấp hơn một chút so với mức trung bình 136 mỗi tháng từ đầu năm ngoái cho tới tháng 9. DUC giảm đã cho phép số lượng hoàn thiện giếng mỗi tháng tăng lên trên 400, dẫn đến tăng trưởng sản lượng hàng tháng mạnh mẽ, trong khi các giếng mới được khoan mỗi tháng vẫn ở mức dưới 300. Cho đến nay Permian vẫn là động lực chi phối lớn nhất trong sự gia tăng sản lượng đá phiến của Mỹ.

Rõ ràng, xu hướng này không thể tiếp diễn vô thời hạn và sớm muộn gì các công ty khai thác đá phiến cũng sẽ phải tăng cường khoan các giếng mới.

Các nhà lãnh đạo của Exxon (NYSE: XOM), Chevron (NYSE: CVX) và ConocoPhillips (NYSE: COP) đã đưa ra hướng dẫn sản xuất và vốn đầu năm - trong đó, tập trung vào việc kiểm soát chi tiêu và chi trả cho các cổ đông. Trong khi đó, các nhà sản xuất đá phiến hàng đầu là Pioneer Natural Resources (NYSE: PXD), Devon Energy (NYSE: DVN), và Diamondback Energy (NASDAQ: FANG) đã công bố kế hoạch tuân theo các cam kết trước đó về đầu tư vốn thấp hơn, tăng trưởng sản lượng chậm hơn và lợi tức cổ đông cao hơn.

Một ngoại lệ trong xu hướng này là EOG Resources (NYSE: EOG).

Hãng khai thác đá phiến có trụ sở tại Houston, Texas này đã công bố kế hoạch tăng sản lượng dầu. Mặc dù EOG đã bác bỏ nhận xét của mình, chỉ ra rằng tăng trưởng sản xuất phụ thuộc vào môi trường kinh tế vĩ mô, nhưng điều đó khiến người ta tự hỏi EOG biết gì về thị trường hàng hóa mà các công ty cùng ngành của hãng đang bỏ lỡ.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM