Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các công ty dầu của Nga sẽ không nhận được khoản đền bù nào cho việc gia hạn cắt giảm

Bộ trưởng Năng lượng Nga- Alexander Novak cho biết các công ty dầu mỏ trong nước đang tham gia vào nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền đền bù nào cho sự sụt giảm sản lượng. Một thỏa thuận sơ bộ về việc gia hạn - cho đến cuối tháng 3 năm 2018 - đã được Novak và người đồng cấp Saudi, ông Khalid al-Falih, tuyên bố vào đầu tuần này.

Phát biểu với truyền thông, ông Novak cho biết thêm rằng việc gia hạn này không nhằm mục đích đẩy giá lên quá nhiều như đã từng làm để tái cân bằng thị trường, thu hẹp dư cung dai dẳng. Ngoài ra, ông cho biết, ba đến năm nước sản xuất dầu khác có thể tham gia vào thỏa thuận quốc tế này. Theo nguồn tin của Reuters, một trong số đó sẽ là Turkmenistan. Tính đến tháng tháng 12 năm 2016, quốc gia Trung Á này đã sản xuất được 245.000 thùng dầu thô mỗi ngày.

Novak có vẻ lạc quan về thành công của thỏa thuận cắt giảm sản xuất hiện tại: ông tin rằng vào ngày 1 tháng 7, lượng dầu tồn kho toàn cầu sẽ giảm khoảng 100-120 triệu thùng, mặc dù cho đến năm 2017, tồn kho trên thực tế đã tăng lên do sản lượng cao hơn từ các nước không thuộc OPEC cũng như tăng trưởng sản lượng trong ba nước thành viên OPEC được miễn trừ gồm có: Libya, Nigeria, và Iran.

Dữ liệu mới nhất cho OECD từ Tạp chí Dầu khí cho thấy tồn kho toàn cầu đứng ở mức 5,657 tỷ thùng vào cuối tháng 3, giảm nhẹ so với 5,682 tỷ thùng vào cuối năm 2016.

Tuy nhiên, sự lạc quan của Bộ trưởng Năng lượng đã rất thận trọng. Reuters dẫn lời ông cho biết thị trường sẽ không tái cân bằng vào cuối năm nay. Đây có lẽ là lý do tại sao ông coi việc gia hạn lên chín tháng có ý nghĩa hơn so với việc cắt giảm sản xuất trong sáu tháng.

OPEC, Nga và 10 nhà sản xuất khác ngoài OPEC vào năm ngoái đã đồng ý để cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày trong một nỗ lực nhằm đưa cung và cầu về mức cân bằng. Vấn đề về giá dầu đã không được công nhận là tâm điểm của động thái này nhưng đây được xem là ưu tiên hàng đầu đối với những nước tham gia thỏa thuận.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM