Những tiến bộ về công nghệ và áp lực giảm phát từ cuộc suy thoái đã khiến chi phí sản xuất bình quân toàn cầu giảm 8% xuống còn 30 USD/thùng dầu thô vào năm 2016, điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp này cần giá dầu ở mức 45 USD để hòa vốn, theo khảo sát của Bernstein Research từ 50 công ty dầu khí lớn nhất thế giới.
Theo khảo sát được tiến hành bởi Oil and Gas Investor, chi phí biên toàn cầu, tức là chi phí để thay thế dự trữ, đối với các nhà sản xuất dầu mỏ không thuộc OPEC đã giảm 12% mỗi năm xuống còn 63 USD/thùng vào năm 2016. Các nhà phân tích của Bernstein, dẫn đầu bởi Neil Beveridge, cho biết chi phí biên bây giờ bằng điểm hoà vốn từ năm 2006 và hiện nay giảm tới 40% từ mức đỉnh năm 2013.
Chi phí sản xuất biên toàn cầu bằng tiền mặt – thể hiện mức dưới giá sàn mà không thể mang lại lợi nhuận để sản xuất một thùng, giảm 8 phần trăm xuống 28 đô la Mỹ cho mỗi thùng vào năm ngoái.
Theo khảo sát, chi phí sản xuất giảm đi chủ yếu là do chi phí thăm dò giảm 29% hàng năm, chi phí sản xuất giảm 11% và chi phí bán hàng, tổng hợp và hành chính (SGA) giảm 14%.
Oil and Gas Investor dẫn lời các nhà phân tích của Bernstein rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến Bắc Mỹ là vô địch trong việc cắt giảm chi phí, trong khi các công ty dầu mỏ quốc gia (NOCs) xem chi phí tăng như là "sự phức tạp và sự cạn kiệt về tài nguyên tiếp tục làm đẩy chi phí sản xuất và chi phí mở rộng lên cao".
Với mức giá dầu cao hơn năm nay so với năm ngoái, việc cắt giảm chi phí dự kiến sẽ chạm đáy và tăng trở lại.
Theo Bernstein, "Chúng tôi nghi ngờ rằng chúng ta đang tiến gần đến đáy của phạm vi trong những gì có thể, mặc dù không có dấu hiệu chắc chắn nào cho thấy sự trở lại của lạm phát lan tràn”.
Ví dụ, trong vùng đá phiến, chi phí cho các dịch vụ mỏ dầu dự kiến sẽ tăng lên, có khả năng làm chậm lại sự sụt giảm trong chi phí hoà vốn.
Nguồn tin: xangdau.net