Nhu cầu dầu toàn cầu có thể sẽ tiếp tục tăng trong ít nhất 15 năm nữa trước khi các nền kinh tế đang phát triển nhanh của Châu Á bắt kịp sự chuyển đổi từ hydrocarbon sang năng lượng điện, một chuyên gia tư vấn hàng đầu cho biết.
“Tại một số thời điểm trong 20 năm tới, có khả năng chúng ta sẽ thấy nhu cầu dầu đạt mức cao nhất. Quan điểm riêng của chúng tôi tại Wood Mackenzie, là vào khoảng năm 2035- 2036”, Chủ tịch của Wood Mackenzie, Simon Flowers cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN Business.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế, theo dõi việc cung cấp năng lượng cho các nước giàu nhất thế giới, cho biết hồi đầu năm nay rằng “nhu cầu sắp tới không đạt đỉnh”.
Mức đỉnh tiềm năng trong nhu cầu dầu mỏ là một trong những câu hỏi trọng tâm liên quan đến ngành năng lượng. Thời điểm này có thể tác động đến hàng nghìn tỷ đô la của các quyết định đầu tư và đóng vai trò chính trong quỹ đạo phát thải khí nhà kính.
Flowers cho biết, đã có rất ít sự tăng trưởng nhu cầu ở Liên minh châu Âu và nhu cầu ở Mỹ cũng sẽ giảm xuống.
Hầu như tất cả sự tăng trưởng nhu cầu đối với dầu hiện đang tập trung ở châu Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore là năm nhà nhập khẩu dầu hàng đầu trong khu vực, theo Wood Mackenzie. Tổng nhu cầu về dầu tại các quốc gia này tăng 2,5% trong năm 2018 lên 25,9 triệu thùng mỗi ngày, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ chiếm phần lớn mức tăng trưởng.
“Cuối cùng, điều đó cũng sẽ nhượng bộ khi xe điện trở nên cạnh tranh và bắt đầu chiếm thị phần từ động cơ đốt trong”, Flowers cho biết.
Một khi việc chuyển đổi sang ô tô điện xảy ra, Trung Quốc sẽ ở một vị trí mạnh mẽ để hưởng lợi.
Đất nước này có thị trường ô tô lớn nhất thế giới, nó có khả năng sản xuất và có thể tiếp cận một số nguyên liệu chính của pin, như lithium, mà chúng ta cần cho xe điện”, Flowers nói.
Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp xe điện.
Chính phủ đã đưa ra các khoản trợ cấp hào phóng cho người mua xe điện và xe lai (hybrid) trong nhiều năm qua.
Nguồn tin: xangdau.net/CNN Business