Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, với mục tiêu:
- Giải quyết kịp thời những tồn tại, bất cập hiện nay của cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu. Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng; góp phần kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Ngày 17/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, có một số nội dung của 2 Nghị định 95/NĐ-CP và 83/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đã được sửa đổi, bổ sung, đưa vào Nghị định 80/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu: điều chỉnh thời gian rà soát, công bố chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về cảng, premium để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước từ 06 tháng xuống 03 tháng nhằm đảm bảo cập nhật kịp thời hơn giá và các loại chi phí cho doanh nghiệp, tạo động lực cho doanh nghiệp tạo nguồn xăng dầu cung ứng cho thị trường nội địa.
Thứ hai, về thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu: rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống 07 ngày, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.
Thứ ba, về vấn đề đại lý bán lẻ xăng dầu được mua xăng dầu từ nhiều nguồn: cho phép đại lý kinh doanh xăng dầu được lấy xăng dầu từ tối đa 03 nguồn nhằm tạo cạnh tranh về chiết khấu xăng dầu trên thị trường, đồng thời tăng tính chủ động cho các đại lý bán lẻ xăng dầu trong việc tạo nguồn, cung ứng xăng dầu.
Thứ tư, về khâu trung gian trong kinh doanh xăng dầu: bãi bỏ loại hình Tổng đại lý bán lẻ xăng dầu nhằm giảm bớt khâu trung gian trong hệ thống phân phối xăng dầu.
Thứ năm, về quy định điều kiện kho chứa khi cấp Giấy phép thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu: Bổ sung các quy định nhằm tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Đồng thời phân cấp cho Sở Công Thương địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của thương nhân trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, tránh việc làm đứt gẫy đột ngột nguồn cung xăng dầu, đặc biệt trong những thời điểm nguồn cung xăng dầu trong nước bị ảnh hưởng, khan hiếm.
Thứ bẩy, bổ sung các quy định, biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ hơn đối với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Thứ tám, sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc, bất cập còn tồn đọng cho phù hợp hơn với tình hình thực tiễn.
(Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nhung-noi-dung-moi-cua-nghi-dinh-so-80-2023-nd-cp-ve-kinh-doanh-xang-dau-119231117183126478.htm)
Số TT | Nội dung | Nghị định 83/2014/NĐ-CP Các TT hướng dẫn có liên quan | Nghị định 95/2021/NĐ-CP Các Thông tư hướng dẫn có liên quan | Nghị định 80/2023/NĐ-CP (chưa có Thông tư hướng dẫn) |
1 | Thương nhân KDXD bao gồm: | 1. Thương nhân KD XNK xăng dầu 2. Thương nhân SX xăng dầu (1 và 2 gọi chung là Thương nhân đầu mối) 3. Thương nhân phân phối xăng dầu 4. Thương nhân làm TĐL KD xăng dầu 5. Thương nhân làm ĐL bán lẻ XD 6. Thương nhân nhận quyền bán lẻ XD 7. Thương nhân KD dịch vụ xăng dầu | 1. Thương nhân đầu mối KDXD 2. Thương nhân đầu mối SXXD (1 và 2 gọi chung là Thương nhân đầu mối) 3. Thương nhân phân phối xăng dầu 4. Thương nhân làm TĐL KD xăng dầu 5. Thương nhân làm ĐL bán lẻ XD 6. Thương nhân nhận quyền bán lẻ XD 7. Thương nhân KD dịch vụ xăng dầu | Chưa có sửa đổi/bổ sung |
2 | Đối tượng mua - bán giữa các Thương nhân | Thương nhân đầu mối bán cho: 1. Thương nhân phân phối xăng dầu 2. Thương nhân làm TĐL KD xăng dầu 3. Thương nhân làm ĐL bán lẻ XD 4. Thương nhân nhận quyền bán lẻ XD | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung |
Thương nhân phân phối XD bán cho: 1. Thương nhân làm ĐL bán lẻ XD 2. Thương nhân nhận quyền bán lẻ XD | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung | ||
Tổng đại lý bán cho: 1. Thương nhân làm ĐL bán lẻ XD | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung | ||
Đại lý bán lẻ mua của: 1. Thương nhân đầu mối 2. Thương nhân phân phối XD 3. Tổng đại lý | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung | ||
Thương nhân nhận quyền bán lẻ mua của: 1. Thương nhân đầu mối 2. Thương nhân phân phối XD | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung | ||
3 | Thương nhân KD XNK xăng dầu / Thương nhân đầu mối KDXD
| Điều kiện: 1. Có cầu cảng tiếp nhận tày 7.000 DWT 2. Kho với sức chứa 15.000 m3 3. Có phòng thí nghiệm 4. Có phương tiện vận tải, sức chứa 3.000 m3 5. Hệ thống PP: 10 CHXD sở hữu + 40 CHXD là TĐL/ĐL (lộ trình tối thiểu 100 CHXD) 6. Thẩm quyền cấp giấy phép: Bộ Công thương | Bỏ tất cả khái niệm “Đồng sở hữu” | - Phải bổ sung thêm văn bản chứng minh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích lập, chi sử dụng, kết chuyển Qũy BOG khi xin cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối KDXD - Phân quyền cho Sở Công thương tại địa phương kiểm tra, giám sát TN đầu mối KDXD, TNPP xăng dầu tuân thủ quy định về sử dụng kho xăng dầu. |
Quyền và Nghĩa vụ: 1. Được mua bán với các TN đầu mối khác 2. Được bán XD cho TĐL/ĐL/TNPP/TNNQ (i)Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý là tổng đại lý, đại lý thực hiện phân phối xăng dầu. (ii )Ký hợp đồng mua, bán xăng dầu với thương nhân đầu mối khác; hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu. (iii)Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. (iv) Bán buôn xăng dầu cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp). 3. Liên đới chịu trách nhiệm với vi phạm của TĐL/ĐL/TNNQ 4. Chỉ được chuyển tải/sang mạn tại nơi do Bộ GTVT hoặc UBND Tỉnh/TP quy định khi kho không có khả năng tiếp nhận 5. Chỉ được thuê kho/phương tiện của Thương nhân KD dịch vụ XD. Không được thuê của TN đầu mối khác 6. Công ty con của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp được thực hiện các công việc theo nội dung ủy quyền của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, bao gồm: a) Bán buôn cho đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp; b) Ký hợp đồng bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu; c) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; d) Ký hợp đồng giao đại lý. | 1. Được ủy quyền cho Công ty con trực thuộc thực hiện một số thẩm quyền kinh doanh theo hướng dẫn của Bộ Công thương 2. Công ty con của TN đầu mối KDXD được: - Bán XD cho TN đầu mối KDXD khác và bán cho Đơn vị sản xuất, tiêu dùng trực tiếp - Bán XD cho TNPP xăng dầu - Ký HĐ với TNNQ và ĐL | - Báo cáo định kỳ hàng Quý tình hình sử dụng kho xăng dầu theo quy định của Bộ CT. - Sửa đổi, bổ sung chi tiết về thẩm quyền của Bộ CT khi thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối KDXD. Trường hợp bị chia cắt, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hoặc không tiếp tục làm phải thông báo Bộ CT để thu hồi Giấy phép. | ||
4 | Thương nhân Sản xuất, pha chế xăng dầu | Điều kiện 1. Có cơ sở sản xuất xăng dầu 2. Có phòng thí nghiệm 3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Bộ Công thương | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung |
Quyền và Nghĩa vụ 1. Được gia công, tiêu thụ, xuất khẩu 2. Tổ chức hệ thống phân phối | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung | ||
5 | Thương nhân phân phối xăng dầu | Điều kiện 1. Kho với sức chứa tối thiểu 2.000 m3 2. Có HTPP 05 CHXD sở hữu + 10 CHXD thuộc ĐL tại địa bàn 02 Tỉnh/TP trờ lên 3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Bộ Công thương | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu hoặc thuê của tổ chức có phòng thử nghiệm đủ năng lực |
Quyền và Ngĩa vụ 1. Được mua xăng dầu từ nhiều TN đầu mối. 2. Được bán xăng dầu cho ĐL và TNNQ 3. Chỉ được thuê kho/phương tiện của Thương nhân KD dịch vụ XD Thương nhân đã ký HĐ mua bán XD với Thương nhân đầu mối, không được ký thêm HĐ làm TĐL/ĐL cho TN đầu mối khác, làm ĐL cho TĐLk khác - Ký hợp đồng mua xăng dầu của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác theo đúng quy định tại Điều 15 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. - Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu. - Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. | Quyền và Ngĩa vụ 1. Được mua xăng dầu từ nhiều TN đầu mối KDXD và TNPP xăng dầu khác.
| - Báo cáo định kỳ hàng Quý tình hình sử dụng kho xăng dầu theo quy định của Bộ CT. - Sửa đổi, bổ sung chi tiết về thẩm quyền của Bộ CT khi thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân PPXD. Trường hợp bị chia cắt, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hoặc không tiếp tục làm phải thông báo Bộ CT để thu hồi Giấy phép. | ||
6 | TĐL kinh doanh xăng dầu | Điều kiện 1. Kho với sức chứa tối thiểu 2.000 m3 2. Có HTPP 05 CHXD sở hữu + 10 CHXD thuộc ĐL 3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Bộ Công thương | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung |
Quyền và nghĩa vụ 1. Chỉ được ký HĐ với 1 TN đầu mối (nếu TN đầu mối đó ko KD nhiên liệu sinh học, thì được ký thêm HĐ làm TĐL cho 1 TN đầu mối khác chỉ để KD nhiên liệu sinh học). Không được ký thêm HĐ làm ĐL cho TĐL hoặc TNĐM khác. 2. Được bán xăng dầu cho ĐL 3. Chỉ được thuê kho/phương tiện của Thương nhân KD dịch vụ XD - Ký hợp đồng làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Tổng đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trước khi ký hợp đồng làm tổng đại lý cho bên giao đại lý khác. - Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Đối với Thương nhân đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm TĐL KD xăng dầu được tiếp tục hoạt động theo quy định tại NĐ 83 và NĐ 95 cho đến khi giấy phép hết hiệu lực. | ||
7 | Đại lý bán lẻ xăng dầu | Điều kiện 1. Có CHXD thuộc sở hữu 2. Thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công thương | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung |
Quyền và nghĩa vụ 1. Được mua của TN đầu mối/TNPP/TĐL 2. Chỉ được ký HĐ làm ĐL cho 1 TĐL hoặc 1 TNPP hoặc 1 TNĐM (nếu TĐL/TNPP/TNĐM đó ko KD NLSH, thì được ký thêm HĐ làm ĐL cho 1 TĐL/TNPP/TNĐM khác chỉ để kinh doanh NLSH) Ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trước khi ký hợp đồng làm đại lý cho bên giao đại lý khác. | Chưa có sửa đổi/bổ sung | - Chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ XD cho tối đa 3 thương nhân là TN phân phối XD hoặc TN đầu mối KDXD. - Sửa đổi, bổ sung chi tiết về thẩm quyền của Sở CT khi thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm ĐL bán lẻ XD. Trường hợp bị chia cắt, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hoặc không tiếp tục làm phải thông báo Sở CT để thu hồi Giấy phép.
| ||
8 | Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu | Điều kiện 1. Có CHXD thuộc sở hữu 2. Thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công thương | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung |
Quyền và nghĩa vụ 1. Chỉ được làm TNPP cho 1 TNĐM hoặc 1 TNPP (nếu TNPP/TNĐM đó ko KD NLSH, thì được ký thêm HĐ làm TNNQ cho 1 TNPP/TNĐM khác chỉ để kinh doanh NLSH) 2. Không được ký thêm HĐ làm ĐL cho TĐL/TNPP/TNĐM khác Ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và phù hợp pháp luật về nhượng quyền thương mại. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng nhượng quyền với bên nhượng quyền hiện tại trước khi ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhượng quyền khác | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung | ||
9 | Cửa hàng bán lẻ xăng dầu | Điều kiện 1. Thuộc sở hữu/Đồng sở hữu của TN là ĐL/TĐL/TN nhận quyền bán lẻ XD/TNPP/TN kinh doanh XNK XD/TN sản xuất xăng dầu 2. Thẩm quyền cấp giấy phép: Sở Công thương |
| - Thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định - Trường hợp bị chia cắt, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hoặc không tiếp tục làm phải thông báo Sở CT để thu hồi Giấy phép. |
10 | Dự trữ xăng dầu | - Đối với Thương nhân đầu mối: Tối thiểu 30 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ bình quân 01 ngày của năm trước liền kề | - Đối với Thương nhân đầu mối: Tối thiểu 20 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ bình quân 01 ngày của năm trước liền kề - Đối với Thương nhân phân phối: Tối thiểu 05 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ bình quân 01 ngày của năm trước liền kề | Chưa có sửa đổi/bổ sung |
11 | Quỹ Bình ổn giá xăng dầu | TN đầu mối hạch toán riêng bằng 1 tài khoản ngân hàng Quỹ BOG được trích lập bằng 1 khoản tiền cụ thể tính trên lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác định là 1 khoản mục chi phí trong cơ cấu giá bán của TN đầu mối Nguyên tắc TRÍCH LẬP Quỹ BOG - Các yếu tố cấu thành biến động làm GCS tăng > 7% Nguyên tắc CHI SỬ DỤNG Quỹ BOG - Các yếu tố cấu thành biến động làm GCS tăng ≤ 3%: xem xét sử dụng Quỹ - Các yếu tố cấu thành biến động làm GCS tăng từ >3% đến ≤ 4%: TNĐM điều chỉnh giá bá trong phạm vi 3%...
| - Định kỳ trước ngày 15 hàng tháng, TN đầu mối KDXD gửi báo cáo về Bộ TC và Bộ CT tình hình thực hiện Quỹ BOG của tháng trước liền kề. - Nộp toàn bộ số dự Quỹ BOG (nếu dương) vào Ngân sách Nhà Nước khi Thương nhân đầu mối KDXD khi không còn hoạt động (bị thu hồi giấy phép, bị phá sản, giải thể, …) - Nếu Quỹ BOG ≤ 0, TN đầu mối KDXD được vay vốn (theo mức lãi suất thỏa thuận thấp nhất) hoặc sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp (theo lãi suất tối đa = lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán thấp nhất) để bù đắp cho phần chi sử dụng vượt Quỹ BOG - Áp dụng theo Thông tư 103/2021/TT-BTC ngày 18/11/2023 - Nếu số dư Quỹ BOG > 300 tỷ, Thương nhân đầu mối KDXD được mở thêm TK Quỹ BOG ở Ngân hàng khác Nguyên tắc TRÍCH LẬP Quỹ BOG - Trường hợp tổng số dư Quỹ BOG của tất cả các TN đầu mối KDXD ≥ 7.000 tỷ, Bộ CT sẽ xem xét giảm hoặc dừng trích lập Qũy BOG. - Trường hợp các yếu tố cấu thành GCS tăng > 5%: xem xét điểu chỉnh giảm hoặc dừng trích lập Quỹ BOG - Trường hợp các yếu tố cấu thành GCS giảm > 5% : xem xét điều chỉnh tăng trích lập Quỹ BOG Nguyên tắc CHI SỬ DỤNG Quỹ BOG: - Trường hợp các yếu tố cấu thành GCS tăng <7%: không chi sử dụng Quỹ BOG - Trường hợp các yếu tố cấu thành GCS tăng từ 7% - 10%: Chi Quỹ BOG xăng dầu phù hợp với diễn biến của thị trường. - Trường hợp các yếu tố cấu thành GCS tăng > 10%: Báo cáo Thủ tướng | 1. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/8 và 15/2), TN đầu mối KDXD có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán độc lập chuyên đề về Quỹ BOG về Bộ CT và Bộ TC. 2. Ngân hàng thực hiện phong tỏa tài khoản Quỹ BOG của DN. 3. TN đầu mối KD XD đã bị xử phạt nhưng tái phạm nhiều lần các quy định về trích lập, chi sử dụng, kết chuyển Quỹ BOG hoặc không thực hiện kết chuyển Quỹ BOG sẽ bị xem xét tạm dừng hoạt động (30-60 ngày) hoặc thu hồi Giấy phép. 4. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo các NHTM địa phương mở tài khoản QUỹ BOG xăng dầu |
12 | Giá bán xăng dầu | - Thời gian giữa 02 lần điều chỉnh giá: tối thiểu 15 ngày - TN đầu mối quyết định giá bán buôn - TN đầu mối và TNPP được điều chỉnh giá bán lẻ theo nguyên tắc không cao hơn giá bán do Liên Bộ Công thương – Tài chính công bố.
| - Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng - Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ - Thương nhân đầu mối KDXD và TNPP xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn. - Thương nhân đầu mối KDXD và TNPP xăng dầu quyết định giá bán lẻ/bán buôn xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố. - Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, Thương nhân đầu mối KDXD được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thông báo với Bộ Công Thương) để bù đắp chi phí phát sinh nhưng không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm. - Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng > 10% số với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về biện pháp điều hành cụ thể | - Thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần
|
13 | Đăng ký hệ thống phân phối | Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ với Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm. | Chưa có sửa đổi/bổ sung | Chưa có sửa đổi/bổ sung |
14 | Giá cơ sở | Áp dụng theo: - Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 - Thông tư 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 - Thông tư 90/2016/TTLT-BTC-BCT ngày 24/6/2016 | Giá cơ sở được xác định dựa trên các yếu tố hình thành giá, tổng hợp từ 02 nguồn XD: sản xuất trong nước và Nhập khẩu Áp dụng theo: - Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 - Thông tư 104/2021/TT-BTC ngày 18/11/2021 | Giữ nguyên như quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 |
15 | Rà soát điều chỉnh các yếu tố hình thành giá cơ sở |
| - Định kỳ trước ngày 21/6 và 21/12 hàng năm, TN đầu mối KDXD gửi Bộ TC báo cáo về (i) chi phí đưa xăng dầu từ NN về cảng VN, (ii) Premium để tính giá XD từ nguồn SX trong nước và (iii) chi phí đưa XD từ các NMLD trong nước về đến cảng - Định kỳ 06 tháng, Bộ TC rà soát, điều chỉnh (i) chi phí đưa xăng dầu từ NN về cảng VN, (ii) Premium để tính giá XD từ nguồn SX trong nước và (iii) chi phí đưa XD từ các NMLD trong nước về đến cảng a) Định kỳ vào ngày 21 tháng cuối quý, TN đầu mối SXXD báo cáo Bộ CT, Bộ TC sản lượng xăng dầu xuất bán chi tiết từng chủng loại từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đầu tiên của quý đến ngày 20 tháng cuối quý. b) Định kỳ vào ngày 21 hàng tháng, TN đầu mối KDXD có trách nhiệm gửi báo cáo giá Etanol mua trong nước, giá Etanol nhập khẩu, sản lượng Etanol mua trong nước và nhập khẩu tương ứng về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. c) Định kỳ trước ngày 21 tháng 6 và 21 tháng 12 hàng năm, TN đầu mối KDXD có trách nhiệm gửi báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam; premium đối với nguồn trong nước; chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về cảng (nếu có) về Bộ TC. d) Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, TN đầu mối KDXD có trách nhiệm kiểm toán riêng chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu và gửi báo cáo về Bộ TC, Bộ CT. | - Định kỳ trước các ngày 21/3, 21/6, 21/9 và 21/12 hàng năm, TN đầu mối KDXD gửi Bộ TC báo cáo về (i) chi phí đưa xăng dầu từ NN về cảng VN, (ii) Premium để tính giá XD từ nguồn SX trong nước và (iii) chi phí đưa XD từ các NMLD trong nước về đến cảng - Định kỳ 03 tháng, Bộ TC rà soát, điều chỉnh mức (i) chi phí đưa xăng dầu từ NN về cảng VN, (ii) Premium để tính giá XD từ nguồn SX trong nước và (iii) chi phí đưa XD từ các NMLD trong nước về đến cảng (Trường hợp CP này biến động với biên độ > 100%, Liên Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng) |
16 | Thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ |
| 1. Bồ sung quy định mới về “Thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ”: là thiết bị gồm đồng hồ và thùng chứa có thể tích không quá 200 lít - Được kiểm soát về đo lường và kiểm định an toàn bởi cơ quan chức năng - Hoạt động tại địa bàn vùng sâu, vùng xa - Thuộc sở hữu cùa các TN kinh doanh XD 2. Bộ CT: Hướng dẫn địa bàn vùng sâu, vùng xa được phép hoạt động và giới hạn sức chứa xăng dầu của thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ phù hợp với quy định hiện hành 3. Bộ KHCN: Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện việc kiểm soát về đo lường đối với loại hình thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ | Chưa có sửa đổi/bổ sung |
© BẢN QUYỀN THUỘC XANGDAU.NET