Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các Big Oil tìm cách giải quyết khéo léo giữa nhu cầu dầu thô rẻ hơn với lượng khí thải thấp hơn

Các công ty dầu khí quốc tế lớn nhất thế giới (Big Oil) tiếp tục cam kết thực hiện các hoạt động phát thải thấp hơn để cung cấp cho thế giới lượng hydrocarbon cần thiết và sẽ cần tới trong tương lai. Thật không may cho Big Oil, không phải tất cả các lưu vực và khu vực khai thác đều như nhau, vì vậy, trong những năm gần đây, các công ty đã tập trung đầu tư vào các hoạt động hiệu quả nhất mang lại lợi nhuận cao nhất với lượng khí thải tương đối thấp hơn so với các địa điểm khác.

Để giữ chân các nhà đầu tư trong lĩnh vực này, các công ty dầu mỏ lớn nhất tiếp tục quảng bá về tiến độ giảm khí thải của họ. Nhưng để tạo ra giá trị bổ sung cho các cổ đông thông qua lợi nhuận cao hơn, các công ty đang ưu tiên các lưu vực và nguồn tài nguyên cụ thể mà họ tin rằng sẽ mang lại nguồn dầu và khí tự nhiên rẻ nhất để khai thác trong danh mục đầu tư của mình.

Trong thời đại đầu tư theo tiêu chuẩn Môi trường- Xã hội- Quản trị (ESG) và cuộc khủng hoảng năng lượng sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Big Oil hiện đang giải quyết khéo léo giữa việc cần thiết tiếp tục khai thác dầu khí với yêu cầu bắt buộc phải cắt giảm khí thải nếu họ muốn tiếp tục có giấy phép hoạt động.

Bất chấp sự gia tăng của năng lượng tái tạo trong những năm gần đây, thế giới vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch cho hơn 80% nhu cầu năng lượng của mình.

“Đạt được sự cân bằng”

Giám đốc điều hành của ExxonMobil, Darren Woods, cho biết tại hội nghị CERAWeek của S&P Global vào tuần trước, các chính sách và công ty cần đạt được sự cân bằng hợp lý giữa an ninh năng lượng và các cách cắt giảm khí thải từ dầu khí.

“Sẽ là một sai lầm nếu từ bỏ bất kỳ một trong những mục tiêu đó,” Woods nói thêm.

ExxonMobil đặt mục tiêu tăng sản lượng ở Permian lên 1 triệu thùng mỗi ngày và đồng thời đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại các mỏ dầu phi truyền thống được vận hành ở Permian vào năm 2030.

“Một trong những lý do khi làm điều đó là để chứng minh với thế giới rằng chúng ta có thể làm được cả hai,” Woods phát biểu tại CERAWeek.

Ông cũng cho biết thêm, Exxon cũng là một trong những nhà máy lọc dầu ít phát thải nhất trên thế giới.

Woods lưu ý rằng nếu Exxon không sản xuất dầu diesel và xăng mà thế giới cần, thì những công ty khác - với các hoạt động có cường độ phát thải cao hơn - sẽ làm, và sẽ không có lợi cho thế giới về mặt giảm phát thải.

Ông nói: “Có một sự thừa nhận về mức độ khẩn cấp của vấn đề và “sự gia tăng lớn như thế nào”. Woods cho biết các giải pháp sẽ thay đổi tùy theo hoàn cảnh trên toàn thế giới.

Một công ty lớn khác của Hoa Kỳ, Chevron, cho biết vào Ngày Đầu tư năm 2023 diễn ra vào tháng trước, “Chúng tôi đang đạt được tiến bộ đối với các mục tiêu giảm cường độ CO2 trong lĩnh vực khai thác. Chúng tôi tiếp tục ưu tiên các dự án dự kiến sẽ mang lại hiệu quả giảm chi phí phát thải carbon lớn nhất.”

Chevron có kế hoạch thúc đẩy hơn 100 dự án trong năm nay để giảm cường độ carbon trong các hoạt động của mình, tập trung vào quản lý năng lượng, giảm đốt bỏ khí và quản lý khí mê-tan, cùng các dự án khác.

“Mục tiêu của chúng tôi đối với khí mê-tan rất đơn giản – giữ nó ở lại trong đường ống.”

Tài nguyên mới có lợi thế

Các giếng dầu năng suất cao và các lưu vực mới hơn có xu hướng ít phát thải hơn trên mỗi thùng dầu do khối lượng sản xuất tuyệt đối và thiết kế mới để khai thác ở các mỏ dầu mới ít sử dụng nhiều carbon hơn, chẳng hạn như bằng các hoạt động điện khí hóa, các nhà phân tích nói với tờ Wall Street Journal.

Julie Wilson, giám đốc nghiên cứu thăm dò toàn cầu tại Wood Mackenzie, nói với WSJ rằng ở vùng nước sâu Vịnh Mexico của Hoa Kỳ và trên đất liền Ả Rập Xê Út, chi phí sản xuất mỗi thùng dầu là một trong những nơi rẻ nhất và sạch nhất vì các giếng ở đó rất hiệu quả.

Na Uy cũng tự hào có những thùng dầu với lượng phát thải thấp nhất trên toàn cầu.

Các hãng khai thác ngoài khơi Na Uy đã bắt đầu thay thế các tua-bin khí bằng điện từ trên đất liền – Điện của Na Uy chủ yếu đến từ thủy điện – giúp giảm lượng khí thải từ các mỏ dầu mới hơn.

Ví dụ, Giai đoạn 2 của mỏ dầu khổng lồ Johan Sverdrup sẽ thải ra 0,67 kilôgam (kg) CO2 trên mỗi thùng dầu được sản xuất nhờ nguồn điện từ đát liền, Equinor cho biết. Trong khi mức trung bình toàn cầu là 15 kg/thùng.

Tuy nhiên, “các nguồn tài nguyên thực sự có lợi thế, với mức hòa vốn thấp (khả năng phục hồi với giá thấp) và lượng khí thải (tính bền vững trong phạm vi 1 và 2) không dồi dào,” Andrew Latham, Phó Chủ tịch, Nghiên cứu Năng lượng tại Wood Mackenzie, cho biết trong một báo cáo gần đây.

Latham nói: “Thế giới còn lâu mới kết thúc kỷ nguyên hydrocarbon.

Theo kịch bản cơ bản trong Triển vọng Chuyển đổi Năng lượng (ETO) của WoodMac, nhu cầu dầu đạt đỉnh vào năm 2030, trước khi giảm dần xuống 94 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2050. Ngay cả trong triển vọng Chuyển đổi Năng lượng Tăng tốc (AET) về mức không phát thải ròng toàn cầu vào năm 2050 và đạt được các mục tiêu tham vọng nhất trong Thỏa thuận Paris, nhu cầu dầu vẫn sẽ là 33 triệu thùng/ngày vào năm 2050.

“Căn cứ vào thực tế thì, chúng tôi thấy chỉ đủ để đáp ứng khoảng một nửa dự báo nhu cầu dầu và khí đốt theo kịch bản cơ bản đến năm 2050,” Latham bình luận.

“Vấn đề nguồn cung đạt đỉnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và đưa ra lời kêu gọi hành động khẩn cấp. Vì sự gián đoạn nguồn cung gần đây nhắc nhở chúng ta rằng thế giới sẽ gặp nguy hiểm khi không chút trọng vào lĩnh vực thăm dò và khai thác. Cả dầu mỏ và đặc biệt là khí đốt sẽ tiếp tục cần sự đầu tư lớn và bền vững.”

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM