Hiện giờ thì rất dễ quên, nhưng chỉ vài năm trước, Mỹ là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới bởi biên lợi nhuận đáng kể và không hề bán thùng dầu nào ra thế giới do luật cấm xuất khẩu dầu của nước này. Điều này bây giờ nghe có vẻ vô lý do sự phục hưng dầu khí đá phiến, được mở ra bởi công nghệ fracking thủy lực, đã cho phép Mỹ trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn cho châu Âu và châu Á. Giờ đây, nhờ những bất ổn chính trị và các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với các cường quốc xuất khẩu dầu như Iran và Venezuela, Mỹ đã sẵn sàng thay thế vị trí của họ và thậm chí tiến gần hơn đến những gì đã từng không thể tưởng tượng được – đó là trở thành một nước xuất khẩu dầu ròng.
Tại một cuộc họp ngành công nghiệp thương mại dầu mỏ toàn cầu hồi tháng 9 năm ngoái, các nhà sản xuất dầu từ Hoa Kỳ đã chuẩn bị tốt để mở ra kỷ nguyên mới cho xuất khẩu dầu của Mỹ. Đơn cử là Exxon Mobil cùng với đối thủ châu Âu- Royal Dutch Shell, được trang bị các tài liệu quảng cáo giải thích chi tiết về các loại dầu khác nhau của Mỹ cũng như tất cả các lý do vì sao họ là sự thay thế hoàn hảo cho dầu truyền thống được mua từ Trung Đông, Châu Phi và Nga để nhập khẩu vào châu Á.
Cho đến nay, chiến lược này đã thành công rực rỡ. Xuất khẩu dầu của Hoa Kỳ sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục trong năm ngoái, tăng gấp đôi trong năm 2018 đạt 430.000 thùng mỗi ngày. Xuất khẩu năm nay đã tiếp tục tăng vọt, phá vỡ kỷ lục trong tháng 1 với 630.000 thùng mỗi ngày chỉ riêng tới châu Âu. Mặc dù con số này vẫn ít hơn so với nhập khẩu từ Nga hoặc Iraq, nhưng nó đưa Mỹ vượt mặt các nhà sản xuất khác của OPEC như Nigeria và Libya.
Một yếu tố quan trọng trong thành công lớn của dầu thô Mỹ ở thị trường nước ngoài là khối lượng sản lượng khổng lồ từ Lưu vực Permian, tạo sự dư thừa và đẩy giá dầu thô của Mỹ xuống mức mà thị trường quốc tế khó có thể cạnh tranh lại được. “Dầu thô của Mỹ là một mối đau đầu thực sự. Nó gây áp lực lớn lên các loại dầu nhẹ trong khu vực. Thực vậy, giá của tất cả các loại dầu đều bị ảnh hưởng bởi vì một nguồn cung bổ sung đáng kể như vậy”, một nhà kinh doanh châu Âu đại diện cho dầu Nga được dẫn lời bởi Reuters.
Các nhà sản xuất dầu lớn khác đã buộc phải hạ giá bán của mình và thực hiện hạn chế sản xuất. OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài khác như Nga đã cắt giảm 3-4% sản lượng kể từ năm 2017 nhằm nỗ lực chống giá dầu giảm. Chiến lược này phần lớn đã thành công, với giá tăng gấp đôi từ mức thấp nhất lên tới 60 đô la/thùng, nhưng chắc chắn, thị trường quốc tế sẽ tiếp tục cảm thấy bị sức ép trong năm nay.
Tình trạng thừa dầu ở Mỹ này (và tiếp đó là giá thấp) sẽ chỉ tiếp tục gia tăng trong năm tới. Theo thống kê của chính phủ, năm 2019, sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ tăng vọt thêm 1,18 triệu thùng/ngày so với năm ngoái, đạt mức trung bình dự kiến là 12,06 triệu thùng/ngày. Nhìn xa hơn năm 2019, nhiều dự đoán cho thấy dầu thô của Mỹ có thể tăng lên tới 15 triệu thùng/ngày và lên tới 20 triệu thùng/ngày trong tổng lượng dầu lỏng. Với những con số này, quốc gia này sẽ có thể tự chủ hoàn toàn về dầu, sản xuất quá đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước là 18-19 triệu thùng/ngày.
Dù khối lượng và giá dầu thô của Mỹ là yếu tố thúc đẩy tầm ảnh hưởng gia tăng của quốc gia này trên thị trường dầu mỏ quốc tế, nhưng chắc chắn đó không phải là yếu tố duy nhất. Trong trường hợp này, giống như hầu hết mọi hoàn cảnh khác, nền kinh tế không thể tách rời với chính trị. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Venezuela và Iran đã giúp đỡ rất nhiều, làm cản trở các quốc gia trên thế giới mua dầu từ hai quốc gia bị nhắm tới để họ không rơi vào tình trạng xấu của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những con số mà Mỹ hiện đang ăn mừng - 430.000 thùng/ngày tới châu Âu trong năm 2018 - là ngang với mức nhập khẩu từ Iran trước khi thỏa thuận hạt nhân Iran bị hủy bỏ, và một đợt trừng phạt mới được đưa ra.
Với tình hình chính trị ở Venezuela biến động hơn bao giờ hết (với sự thúc đẩy đáng chú ý từ Mỹ), và lập trường cứng rắn của Trump không có dấu hiệu chậm lại, thì có vẻ như chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ tiếp tục mang lại thành công lớn cho dầu thô Mỹ ở thị trường châu Âu và châu Á.
Nguồn tin: xangdau.net