Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể khiến giá dầu tăng thêm 50 USD


Ngành công nghiệp dầu mỏ có lẽ sẽ không thể sản xuất đủ dầu để đáp ứng cho nhu cầu toàn cầu trong một vài năm tới.

Đúng là như thế, phần lớn thế giới dầu đang tập trung vào nỗi lo về nguồn cung trong ngắn hạn. Những gián đoạn tại một số quốc gia OPEC, cộng với thòng lọng đang siết chặt Iran từ chính phủ Mỹ, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào cuối năm nay, một khoảng trống lớn đến nỗi Saudi Arabia có thể phải chật vật để lấp đầy nó, ngay cả khi dùng đến phần lớn công suất dự phòng của nó.

Nhưng về lâu dài, cũng có nhiều câu hỏi về khả năng của ngành dầu mỏ toàn dầu để cung cấp đủ dầu cho thị trường.

Dù thế giới không cạn kiệt dầu, nhưng có thể thiếu hụt nguồn dầu giá rẻ vào đầu thập kỷ tới. Các ông lớn đã cắt giảm chi tiêu cho việc thăm dò và khai thác quá mạnh tay đến mức sẽ thiếu một số dự án mới quy mô lớn đi vào hoạt động trong vài năm tới.

Và tâm điểm mới là nhắm tới lợi nhuận chứ không phải sự tăng trưởng, một câu thần chú nhấn vào các công ty dầu bởi các cổ đông ương bướng, có thể làm cho nguồn cung bị hạn chế.

IEA đã nhiều lần cảnh báo trong vài năm qua rằng tăng trưởng đá phiến của Mỹ có thể sẽ đi ngang trong những năm 2020, điều đó có nghĩa là thế giới sẽ quay trở lại nơi nó bắt đầu - phụ thuộc vào các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông. Có một số yếu tố hỗ trợ đá phiến nhưng nhiều nhà quan sát thị trường khác nhìn thấy đá phiến chững lại trong thập kỷ tới trước khi bước vào một giai đoạn suy giảm kéo dài. Sau đó, như IEA đã lập luận, Trung Đông một lần nữa sẽ là nhà cung cấp như cứu cánh cuối cùng.

Vấn đề là cuộc khủng hoảng nguồn cung có thể quá nghiêm trọng đến mức Ảrập Xêút sẽ không thể giải cứu.

Tăng trưởng đá phiến của Mỹ trong thập kỷ qua đã bùng nổ đến nỗi nó đã khiến giá dầu sụp đổ vào năm 2014. Nhưng trọng tâm mới tập trung vào lợi nhuận, đã dẫn đến một danh sách dài các công ty dầu khí không giành ưu tiên cho sự tăng trưởng, có thể tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn.

Tất nhiên, đối với nhiều người, đây là một vấn đề trong thời gian tới. Thị trường dầu bây giờ được cho là đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cung. Cho đến gần đây, thị trường dầu đã mất khoảng 0,5 triệu thùng/ngày từ Iran do các lệnh cấm vận của Mỹ. Nhưng những tuyên bố từ chính phủ Hoa Kỳ về việc "không khoan nhượng" đối với Iran có thể đồng nghĩa với những tổn thất đó sẽ cao hơn nhiều. Theo Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch, chỉ với việc thay đổi lượng cung bị mất từ 0,5 thành 1 triệu thùng/ngày thì sẽ làm cho giá dầu tăng khoảng 8 đến 9 đô la một thùng.

“Chúng tôi ước tính rằng sự thay đổi mỗi một triệu thùng/ ngày trong cân bằng cung-cầu sẽ đẩy giá dầu thêm trung bình 17 đô la/thùng. Vì vậy, dựa trên những giả định đó, chúng tôi ước tính nếu xuất khẩu của Iran về mức zero thì có thể đẩy dầu tăng thêm 50 USD/thùng nếu Saudi đạt tới mức giới hạn”.

Nói cách khác, nếu Saudi Arabia không thể bù vào nguồn cung thiếu hụt, Mỹ có thể sẽ phải hoãn lại chính sách “không khoan nhượng” đối với Iran. Thị trường dầu mỏ cũng quá thắt chặt và khoảng cách cung quá lớn. Việc cắt giảm mạnh xuất khẩu của Iran, trong một thị trường dầu đang ngày càng thắt chặt, sẽ đẩy giá tăng vọt, điều mà chính quyền Trump có thể sẽ không thể chịu đựng được. Nếu Trump tiến hành, giá tăng đột biến sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhu cầu.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM