Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bùng nổ khủng hoảng chính trị trong OPEC bổ sung thêm nguy cơ mới cho nguồn cung dầu

 

OPEC có thể không muốn cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn khi nhóm họp vào tháng tới, nhưng các cuộc khủng hoảng chính trị bùng nổ trong nhóm lại một lần nữa đe dọa nguồn cung.

Tình trạng bất ổn bùng phát ở Iraq và Iran trong tháng này - hai trong số các nhà sản xuất lớn nhất ở Trung Đông - khi người dân xuống đường biểu tình do khó khăn tài chính và quản trị tồi tệ từ chính quyền. Điều đó thêm vào một loạt các mối đe dọa nguồn cung đã ảnh hưởng đến Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, từ sự sụp đổ kinh tế ở Venezuela và tình hình âm ỉ ở Algeria đến cuộc tấn công tên lửa gần đây vào Saudi Arabia.

Helima Croft, chiến lược gia hàng hóa hàng đầu tại RBC Capital Markets nói, “chúng ta đã có một Mùa xuân Ả Rập thứ hai, nhưng nó đã không được chú ý. Câu hỏi thực sự là điều gì đang xảy ra ở Iraq.”

Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, đã đàn áp mạnh mẽ các cuộc biểu tình chống tham nhũng trong những tuần gần đây đã lan đến trung tâm dầu mỏ phía nam của Basra. Iran đã chứng kiến ​​xuất khẩu dầu của mình bị cắt giảm bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và cũng đang đàn áp mạnh mẽ các cuộc biểu tình thúc đẩy bởi sự đình trệ kinh tế.

OPEC và các đồng minh - cùng nhau bơm khoảng một nửa lượng dầu thế giới - sẽ gặp nhau tại Vienna vào đầu tháng 12 để xem xét mức sản xuất cho năm 2020, đã cắt giảm sản lượng trong năm nay để ngăn chặn thặng dư toàn cầu. Mặc dù có dấu hiệu cho thấy nhu cầu mong manh và nguồn cung đá phiến của Mỹ tăng mạnh sẽ dẫn đến sự dư thừa mới, họ đang báo hiệu không muốn giảm sản lượng hơn nữa.

Họ có thể không có lựa chọn.

Trong những năm gần đây, sự gián đoạn nguồn cung ngoài kế hoạch trong các quốc gia OPEC đã làm rất nhiều để giữ cho thị trường được cân bằng như sự cắt giảm có chủ ý của nhóm. Iran và Venezuela đã mất 1,7 triệu thùng mỗi ngày kể từ tháng 10 năm ngoái, nhiều hơn tất cả 24 quốc gia trong liên minh OPEC + đã đồng ý cắt giảm trong năm nay.

Khi tình trạng hỗn loạn gia tăng trên toàn nhóm, năm tới có thể chứng kiến ​​nhiều tổn thất hơn: giá dầu khoảng 60 USD/thùng đã xuống dưới mức mà hầu hết các quốc gia OPEC cần để trang trải chi tiêu của chính phủ, và sự sụt giảm thêm sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng.

Tamas Varga, một nhà phân tích tại PVM Oil Associates Ltd. ở London cho biết, “không có cách nào tốt hơn để dập tắt nó: rủi ro địa chính trị đang gia tăng ở Trung Đông một lần nữa.”

Algeria đang chật vật để xoa dịu một phong trào do thanh niên lãnh đạo đang tìm kiếm sự thay đổi sau khi lật đổ Tổng thống lâu năm Abdelaziz Bouteflika vào đầu năm nay, và Libya vẫn bị chia rẽ bởi các phe phái vũ trang. Ecuador, sẽ rời OPEC vào tháng 1, đã chịu sự sụt giảm 20% trong sản xuất dầu trong tháng trước trong bối cảnh bạo loạn và cướp bóc.

Tại Iran, ít nhất 106 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình được kích hoạt bởi sự tăng giá xăng, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo cho biết hôm thứ Năm rằng một số người có liên quan đến các đầu sỏ được hậu thuẫn bởi các thế lực nước ngoài đã bị bắt bởi các cơ quan tình báo.

Rủi ro của Iraq

Rủi ro lớn nhất là từ Iraq, theo bà Croft của RBC. Trong khi ngành dầu mỏ của đất nước đã chứng tỏ sự mạnh mẽ trong những biến động gần đây, thậm chí còn tăng sản lượng khi các chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS chiếm được các vùng lãnh thổ cách đây 5 năm, các cuộc biểu tình mới nhất phản ánh một mức độ bất mãn mới.

“Nếu bạn có các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng, các công nhân dầu mỏ sẽ đình công - Iraq là nơi có thể gây bất ngờ cho thị trường,” bà nói.

Tình trạng bất ổn hiện tại của Iraq một phần do sự giận dữ lan rộng đối với sự can thiệp của Iran vào chính trị của nước này, nhưng khi những rắc rối của chính Iran càng trở nên tồi tệ thì sự liên quan sẽ chỉ tăng cường thêm, theo Croft.

Quay trở lại từ chiến dịch áp lực tối đa của của Tổng thống Mỹ Donald Trump, - nhằm buộc nước Cộng hòa Hồi giáo này cắt giảm chương trình hạt nhân của mình - Tehran có thể sẽ trả đũa bằng cách khẳng định ảnh hưởng của mình trong khu vực, bà nói.

Iran có thể cố gắng gây bất ổn cho sản xuất dầu ở phía nam Iraq, nơi các công ty Mỹ như Exxon Mobil Corp. đang hoạt động, Croft nói. Cũng có thể có hậu quả cho Saudi.

Một nửa công suất sản xuất của vương quốc Hồi giáo đã tạm thời bị đánh sập khi cơ sở chế biến Abqaiq bị nổ tung bởi máy bay không người lái và tên lửa vào ngày 14 tháng 9. Sự gián đoạn ngắn đã tạm dừng 5,7 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 5% nguồn cung dầu toàn cầu.

Nhóm phiến quân Yemen Houthi tuyên bố chịu trách nhiệm và các quan chức Mỹ đã đổ lỗi cho Iran, mặc dù Tehran đã từ chối các cáo buộc này. Nó diễn ra sau một loạt các cuộc tấn công vào tàu chở dầu trong khu vực, mà Washington cũng đổ lỗi cho nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Trừ khi Tehran được giải phóng khỏi từ các lệnh trừng phạt siết chặt nền kinh tế, nhiều sự cố hơn nữa sẽ xảy ra, Bob McNally, chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Rapidan và cựu quan chức dầu mỏ tại Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush nói. Điều đó có thể làm thay đổi đáng kể bức tranh dự đoán về tình trạng thừa cung.

“Về một bước đột phá ngoại giao, cuộc tấn công tiếp theo của Iran vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi sẽ chỉ là vấn đề ở đâu và khi nào hơn là khả năng có thể,” ông McNally nói.

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

ĐỌC THÊM